Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
152160

Lễ hội Lam Kinh - di sản phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị

Ngày 06/10/2023 16:16:30

       Lễ hội Lam Kinh gắn với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh và vùng đất Lam Sơn. Nơi đây là “vùng đất căn bản” của nhà Lê, nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh cách đây hơn 6 thế kỷ. Sau khi lên ngôi, Vua Lê Thái tổ đã chọn đất tổ Lam Sơn là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và hoàng hậu. Kể từ đó Lam Kinh - Tây Kinh trở thành nơi mỗi người hướng về cội nguồn với lòng tôn kính, ngưỡng vọng và tri ân các bậc tiền nhân, tiên tổ. Đây cũng chính là cơ sở cho sự ra đời và sức sống của lễ hội Lam Kinh suốt nhiều thế kỷ qua.

      Khi các Vua Lê về bái yết Sơn lăng, đã cho tổ chức lễ tế tổ theo các nghi thức cung đình. Về phần hội, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Hoàng đế Lê Thái tông “tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô”. Việc tổ chức diễn xướng điệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể: “Năm Thái Hòa thứ 7 (1449) mùa Xuân tháng Giêng vua ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có người xúc động phát khóc.”; “Bảy năm sau (1456), vua Nhân tông trong dịp về Lam Kinh bái yết Sơn lăng, đã cho đánh trống đồng, diễn khúc “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”.

Trong thời kỳ vàng son của nhà Lê, các nghi thức tế lễ mang tính cung đình trang nghiêm, thành kính gắn với lễ hội Lam Kinh đã in dấu ấn sâu đậm trong truyền thống văn hóa dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa, dần dần lễ hội Lam Kinh không còn bó hẹp trong khuôn phép cung đình, mà được hòa vào trong cộng đồng, ăn sâu bén rễ vào đời sống của người dân, được người dân vùng đất Lam Sơn thực hành, gìn giữ. Bởi vậy mà lễ hội Lam Kinh ngày nay vừa mang tính khuôn phép cung đình, vừa mang đậm yếu tố dân gian truyền thống. Có lẽ điều này đã tạo nên nét đặc trưng, khác biệt và hấp dẫn cho lễ hội Lam Kinh. Một lễ hội mà ở đó hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc.

      Về với Khu Di tích Lam Kinh và lễ hội Lam Kinh những ngày mùa thu này, người dân được hòa mình vào không gian linh liêng. Phần đại lễ trang trọng, thành kính tại sân Rồng. Trong không khí trang nghiêm và âm hưởng hào hùng của trống, chiêng, đoàn rước kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Lê Lai cùng quân kiêu, quân cờ xuất phát từ đền thờ Vua Lê Thái tổ được rước về sân Rồng theo đúng nghi thức cổ truyền. Đội rước kiệu vận trang phục áo đỏ, quần vàng, thắt lưng đỏ, khăn vàng ngay ngắn khênh kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Trung Túc vương Lê Lai. Đội tế gồm các thanh niên trai tráng, khỏe mạnh. Khi nghi lễ chính thức bắt đầu, chủ tế đọc chúc văn, nêu công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi và vương triều hậu Lê trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đây được xem là nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước được lưu giữ và thể hiện trong lễ hội Lam Kinh.

Về với lễ hội Lam Kinh không chỉ để chứng kiến phần đại lễ quy mô hoành tráng; mà còn để mỗi người dân được sống dậy tinh thần yêu nước sục sôi của hào khí Lam Sơn; hòa mình trong không khí hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua các màn trình diễn được đầu tư công phu, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ. Phần sân khấu hóa đã tái hiện lại những dấu ấn với “hội thề Lũng Nhai”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Lê Thái tổ đăng quang”. Mỗi một phân cảnh, một tiếng trống chiêng, cờ quạt như đang rút ngắn khoảng cách hiện tại - quá khư; đưa người dân về những trận chiến, sự kiện đã làm nên danh tiếng lẫy lừng của khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đó, người dân có thể hình dung cụ thể những cống hiến, công đức của người anh hùng áo vải cùng các tướng sĩ và Nhân dân Thanh Hóa nói riêng, Nhân dân cả nước nói chung trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược diễn ra cách đây hơn 600 năm.

Lễ hội Lam Kinh còn là nơi trình diễn các trò diễn dân gian truyền thống xứ Thanh như: Xuân Phả, trò chiềng, múa Rồng, Bình Ngô, Sanh Ngô, trống hội... mà tiêu biểu hơn cả là trò Xuân Phả - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trò diễn đã tăng thêm tính đặc sắc cho lễ hội Lam Kinh với các điệu múa, hát, âm nhạc hay những chiếc mặt nạ kỳ dị cùng với những biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến. Sự kết hợp của các trò diễn cho thấy sức sống mãnh liệt, dẻo dai của các trò diễn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đồng thời, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.

      Lễ hội Lam Kinh đã thực sự trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho lịch sử luôn sống mãi trong thế hệ mai sau. Đặc biệt, với một không gian văn hóa đặc sắc, cùng những ý nghĩa và giá trị vô giá, lễ hội Lam Kinh đã khẳng định vai trò quan trọng trong dòng chảy lịch sử, văn hóa. Đồng thời, thể hiện sức mạnh tự thân, sức sống quật cường trước bao biến động lịch sử. Có được một lễ hội Lam Kinh quy mô, hoành tráng, một di sản phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị như ngày hôm nay không thể phủ nhận những nỗ lực, đóng góp của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân trong việc bảo tồn, lưu giữ, phục dựng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của lễ hội Lam Kinh.

      Gìn giữ lễ hội Lam Kinh chính là sự tôn vinh công lao của các anh hùng hào kiệt; là gìn giữ văn hóa truyền thống. Đồng thời, giáo dục mọi thế hệ luôn biết trân trọng lịch sử, để xác định trách nhiệm của mình trong gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nguồn báo Thanh Hóa

Lễ hội Lam Kinh - di sản phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị

Đăng lúc: 06/10/2023 16:16:30 (GMT+7)

       Lễ hội Lam Kinh gắn với Khu Di tích lịch sử Lam Kinh và vùng đất Lam Sơn. Nơi đây là “vùng đất căn bản” của nhà Lê, nơi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi giặc Minh cách đây hơn 6 thế kỷ. Sau khi lên ngôi, Vua Lê Thái tổ đã chọn đất tổ Lam Sơn là nơi thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vua và hoàng hậu. Kể từ đó Lam Kinh - Tây Kinh trở thành nơi mỗi người hướng về cội nguồn với lòng tôn kính, ngưỡng vọng và tri ân các bậc tiền nhân, tiên tổ. Đây cũng chính là cơ sở cho sự ra đời và sức sống của lễ hội Lam Kinh suốt nhiều thế kỷ qua.

      Khi các Vua Lê về bái yết Sơn lăng, đã cho tổ chức lễ tế tổ theo các nghi thức cung đình. Về phần hội, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép: Hoàng đế Lê Thái tông “tưởng nhớ công lao của tiền bối, sáng tác điệu vũ bình Ngô”. Việc tổ chức diễn xướng điệu vũ bình Ngô được sách trên ghi lại khá cụ thể: “Năm Thái Hòa thứ 7 (1449) mùa Xuân tháng Giêng vua ban yến cho quan, múa nhạc bình Ngô. Công hầu có người xúc động phát khóc.”; “Bảy năm sau (1456), vua Nhân tông trong dịp về Lam Kinh bái yết Sơn lăng, đã cho đánh trống đồng, diễn khúc “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”.

Trong thời kỳ vàng son của nhà Lê, các nghi thức tế lễ mang tính cung đình trang nghiêm, thành kính gắn với lễ hội Lam Kinh đã in dấu ấn sâu đậm trong truyền thống văn hóa dân tộc. Theo dòng chảy của lịch sử, văn hóa, dần dần lễ hội Lam Kinh không còn bó hẹp trong khuôn phép cung đình, mà được hòa vào trong cộng đồng, ăn sâu bén rễ vào đời sống của người dân, được người dân vùng đất Lam Sơn thực hành, gìn giữ. Bởi vậy mà lễ hội Lam Kinh ngày nay vừa mang tính khuôn phép cung đình, vừa mang đậm yếu tố dân gian truyền thống. Có lẽ điều này đã tạo nên nét đặc trưng, khác biệt và hấp dẫn cho lễ hội Lam Kinh. Một lễ hội mà ở đó hội tụ những nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc.

      Về với Khu Di tích Lam Kinh và lễ hội Lam Kinh những ngày mùa thu này, người dân được hòa mình vào không gian linh liêng. Phần đại lễ trang trọng, thành kính tại sân Rồng. Trong không khí trang nghiêm và âm hưởng hào hùng của trống, chiêng, đoàn rước kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Lê Lai cùng quân kiêu, quân cờ xuất phát từ đền thờ Vua Lê Thái tổ được rước về sân Rồng theo đúng nghi thức cổ truyền. Đội rước kiệu vận trang phục áo đỏ, quần vàng, thắt lưng đỏ, khăn vàng ngay ngắn khênh kiệu Vua Lê Thái tổ và kiệu Trung Túc vương Lê Lai. Đội tế gồm các thanh niên trai tráng, khỏe mạnh. Khi nghi lễ chính thức bắt đầu, chủ tế đọc chúc văn, nêu công lao to lớn của vị Anh hùng dân tộc Lê Lợi và vương triều hậu Lê trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Đây được xem là nét đẹp truyền thống về văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước được lưu giữ và thể hiện trong lễ hội Lam Kinh.

Về với lễ hội Lam Kinh không chỉ để chứng kiến phần đại lễ quy mô hoành tráng; mà còn để mỗi người dân được sống dậy tinh thần yêu nước sục sôi của hào khí Lam Sơn; hòa mình trong không khí hào hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn qua các màn trình diễn được đầu tư công phu, với sự tham gia của hàng trăm nghệ sĩ. Phần sân khấu hóa đã tái hiện lại những dấu ấn với “hội thề Lũng Nhai”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Lê Thái tổ đăng quang”. Mỗi một phân cảnh, một tiếng trống chiêng, cờ quạt như đang rút ngắn khoảng cách hiện tại - quá khư; đưa người dân về những trận chiến, sự kiện đã làm nên danh tiếng lẫy lừng của khởi nghĩa Lam Sơn. Từ đó, người dân có thể hình dung cụ thể những cống hiến, công đức của người anh hùng áo vải cùng các tướng sĩ và Nhân dân Thanh Hóa nói riêng, Nhân dân cả nước nói chung trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược diễn ra cách đây hơn 600 năm.

Lễ hội Lam Kinh còn là nơi trình diễn các trò diễn dân gian truyền thống xứ Thanh như: Xuân Phả, trò chiềng, múa Rồng, Bình Ngô, Sanh Ngô, trống hội... mà tiêu biểu hơn cả là trò Xuân Phả - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trò diễn đã tăng thêm tính đặc sắc cho lễ hội Lam Kinh với các điệu múa, hát, âm nhạc hay những chiếc mặt nạ kỳ dị cùng với những biểu tượng linh vật tượng trưng cho phẩm cấp quan lại phong kiến. Sự kết hợp của các trò diễn cho thấy sức sống mãnh liệt, dẻo dai của các trò diễn trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Đồng thời, khẳng định Thanh Hóa là một vùng đất giàu truyền thống, một kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú, sống động, giàu màu sắc, biểu cảm và cũng đầy tính nghệ thuật của người dân các dân tộc Thái, Mường, Kinh.

      Lễ hội Lam Kinh đã thực sự trở thành gạch nối giữa quá khứ và hiện tại, giúp cho lịch sử luôn sống mãi trong thế hệ mai sau. Đặc biệt, với một không gian văn hóa đặc sắc, cùng những ý nghĩa và giá trị vô giá, lễ hội Lam Kinh đã khẳng định vai trò quan trọng trong dòng chảy lịch sử, văn hóa. Đồng thời, thể hiện sức mạnh tự thân, sức sống quật cường trước bao biến động lịch sử. Có được một lễ hội Lam Kinh quy mô, hoành tráng, một di sản phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị như ngày hôm nay không thể phủ nhận những nỗ lực, đóng góp của các cấp, ngành, địa phương và Nhân dân trong việc bảo tồn, lưu giữ, phục dựng và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng của lễ hội Lam Kinh.

      Gìn giữ lễ hội Lam Kinh chính là sự tôn vinh công lao của các anh hùng hào kiệt; là gìn giữ văn hóa truyền thống. Đồng thời, giáo dục mọi thế hệ luôn biết trân trọng lịch sử, để xác định trách nhiệm của mình trong gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Nguồn báo Thanh Hóa

Dự báo thời tiết Thanh Hóa