Ý kiến thăm dò
Du lịch Cẩm Thủy: Điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách
Ngày 25/12/2021 09:24:12
Cẩm Thủy là huyện miền núi nằm cách thành phố Thanh Hóa 75 km về phía Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 145 km về phía Nam. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn, dân số là 104.720 người, gồm ba dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng chung sống dọc theo hai bên bờ sông Mã.
Động Cửa Hà, Cẩm Thủy
Cẩm Thủy có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông khá thuận tiện cho phát triển KT-XH cũng như phát triển du lịch và giao lưu văn hóa, bao gồm 18 km đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện (theo hướng Bắc – Nam) giao cắt với quốc lộ 217 chạy qua huyện 40 km (theo hướng Đông – Tây), đồng thời vượt qua sông Mã tại trung tâm huyện.
Cẩm Thủy là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Động Cửa Hà (Cẩm Phong); Chùa Chặng (Cẩm Sơn); Chùa Rồng (Cẩm Thạch); Chùa Mầu (Cẩm Vân); Chùa Vọng (Cẩm Giang); Chùa Mổng (Cẩm Tú) và đặc biệt là suối cá Thần nằm trong khu danh lam – thắng cảnh, du lịch xã Cẩm Lương.
Cẩm Thủy được thừa hưởng hệ thống núi đá bao quanh nên có địa hình và hệ sinh thái khá đa dạng, cộng với những hang động nằm trong lòng những dãy núi đá vôi, tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, suối nước từ trong lòng núi Trường Sinh chảy ra quanh năm đầy ắp cá, đây chính là tài nguyên đặc biệt, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Cẩm Thủy còn được biết đến là một vùng đất cổ của dân tộc Mường, với một số nghề truyền thống đặc trưng văn hóa của người Mường, các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống gắn với truyền thuyết dựng bản, lập Mường. Đây là nơi hội tụ nhiều tinh hoa, điểm cộng hưởng giữa hai nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên độc đáo, tạo ra tiền đề thuận lợi, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Suối Cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng
Từ khi thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng thu ngân sách địa phương cũng như tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện, nhất là khu trung tâm và dọc các tuyến đường du lịch.
Xác định được tiềm năng và vai trò của việc phát triển dịch vụ du lịch trong thời kỳ mới, nhằm thúc đẩy KT-XH của huyện ngày càng phát triển, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030 bằng những giải pháp thiết thực. Với mong muốn du lịch Cẩm Thủy trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện giai đoạn 2016 – 2020, Cẩm Thủy đang phấn đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh từ năm 2020 – 2030. Trong đó, đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và danh thắng với sản phẩm chủ yếu là du lịch cộng đồng; Nhanh chóng khai thác các thế mạnh với các giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc trưng, để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng; Xây dựng hình ảnh đậm nét về du lịch Cẩm Thủy trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Huyện cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp với Luật du lịch và chương trình du lịch của tỉnh; Hình thành tuyến du lịch khép kín trong huyện: Cửa Hà – Suối Cá (Cẩm Lương) - làng Dùng (Cẩm Liên) – Chùa Mầu – Chùa Chặng – Chùa Mỏng – Chùa Vọng – Chùa Rồng gắn với tuyến du lịch của tỉnh: Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - Suối Cá – Lam Kinh; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, mở rộng khu du lịch suối cá Cẩm Lương; Chú trọng đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ du lịch tại khu du lịch suối cá Cẩm Lương như: hệ thống đường nội bộ, khu tiếp khách, khu nhà sàn truyền thống, nhà trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, chợ Mường, vườn thủy tộc, bãi đỗ xe, khuôn viên cây xanh, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện nước... Đồng thời, kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh du lịch tại khu du lịch trọng điểm – suối cá Cẩm Lương; Đầu tư các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hướng đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn mang phong cách truyền thống dân tộc Mường; Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nhằm thu hút đầu tư dịch vụ du lịch tại Khu du lịch suối cá Cẩm Lương.
Ngoài lựa chọn loại hình du lịch có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao, Huyện ưu tiên tập trung đầu tư, quảng bá nhằm xây dựng thành thương hiệu của du lịch Cẩm Thủy gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo, khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch, xác định thị trường khách du lịch chính đến với Cẩm Thủy trước mắt và lâu dài, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường trọng điểm.
Tiềm năng to lớn về du lịch của Cẩm Thủy đang được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đồng thuận chung tay, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng, bằng những sức mạnh nội sinh của ý chí và niềm tin, với những giải pháp hiệu quả, khoa học thiết thực, chắc chắn rằng du lịch Cẩm Thủy sẽ cất cánh trong tương lai gần, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách muôn phương.
Tin cùng chuyên mục
-
Thành Nhà Hồ và giá trị du lịch của di sản văn hóa thế giới
23/10/2023 10:14:39 -
Lễ hội Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Thanh Hoá
23/10/2023 08:16:37 -
Giới thiệu về Lễ hội Pôồn Pôông
18/10/2023 14:30:16 -
Lễ hội Lam Kinh - di sản phi vật thể đặc sắc, giàu giá trị
06/10/2023 16:16:30
Du lịch Cẩm Thủy: Điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách
Đăng lúc: 25/12/2021 09:24:12 (GMT+7)
Cẩm Thủy là huyện miền núi nằm cách thành phố Thanh Hóa 75 km về phía Tây Bắc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 145 km về phía Nam. Toàn huyện có 20 xã, thị trấn, dân số là 104.720 người, gồm ba dân tộc Mường, Dao, Kinh cùng chung sống dọc theo hai bên bờ sông Mã.
Động Cửa Hà, Cẩm Thủy
Cẩm Thủy có hệ thống giao thông đường bộ, đường sông khá thuận tiện cho phát triển KT-XH cũng như phát triển du lịch và giao lưu văn hóa, bao gồm 18 km đường Hồ Chí Minh chạy qua huyện (theo hướng Bắc – Nam) giao cắt với quốc lộ 217 chạy qua huyện 40 km (theo hướng Đông – Tây), đồng thời vượt qua sông Mã tại trung tâm huyện.
Cẩm Thủy là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là huyện Anh hùng LLVT thời kỳ chống Pháp, là vùng đất có nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Động Cửa Hà (Cẩm Phong); Chùa Chặng (Cẩm Sơn); Chùa Rồng (Cẩm Thạch); Chùa Mầu (Cẩm Vân); Chùa Vọng (Cẩm Giang); Chùa Mổng (Cẩm Tú) và đặc biệt là suối cá Thần nằm trong khu danh lam – thắng cảnh, du lịch xã Cẩm Lương.
Cẩm Thủy được thừa hưởng hệ thống núi đá bao quanh nên có địa hình và hệ sinh thái khá đa dạng, cộng với những hang động nằm trong lòng những dãy núi đá vôi, tạo nên cảnh quan hấp dẫn. Đặc biệt, suối nước từ trong lòng núi Trường Sinh chảy ra quanh năm đầy ắp cá, đây chính là tài nguyên đặc biệt, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, Cẩm Thủy còn được biết đến là một vùng đất cổ của dân tộc Mường, với một số nghề truyền thống đặc trưng văn hóa của người Mường, các trò chơi, trò diễn, lễ hội dân gian truyền thống gắn với truyền thuyết dựng bản, lập Mường. Đây là nơi hội tụ nhiều tinh hoa, điểm cộng hưởng giữa hai nguồn tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên độc đáo, tạo ra tiền đề thuận lợi, để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.
Suối Cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy thu hút nhiều du khách tới tham quan, chiêm ngưỡng
Từ khi thực hiện kế hoạch phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, góp phần tăng thu ngân sách địa phương cũng như tăng thu nhập cho nhiều hộ dân trong huyện, nhất là khu trung tâm và dọc các tuyến đường du lịch.
Xác định được tiềm năng và vai trò của việc phát triển dịch vụ du lịch trong thời kỳ mới, nhằm thúc đẩy KT-XH của huyện ngày càng phát triển, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2030 bằng những giải pháp thiết thực. Với mong muốn du lịch Cẩm Thủy trở thành một ngành kinh tế quan trọng, góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế chung của huyện giai đoạn 2016 – 2020, Cẩm Thủy đang phấn đấu trở thành địa bàn trọng điểm du lịch của tỉnh từ năm 2020 – 2030. Trong đó, đẩy mạnh du lịch sinh thái, văn hóa và danh thắng với sản phẩm chủ yếu là du lịch cộng đồng; Nhanh chóng khai thác các thế mạnh với các giá trị di sản văn hóa dân tộc đặc trưng, để phát triển du lịch văn hóa – lịch sử - tâm linh thành sản phẩm du lịch mũi nhọn, đồng thời gắn với phát triển du lịch cộng đồng; Xây dựng hình ảnh đậm nét về du lịch Cẩm Thủy trong phạm vi tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung.
Huyện cũng đã xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Cẩm Thủy giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp với Luật du lịch và chương trình du lịch của tỉnh; Hình thành tuyến du lịch khép kín trong huyện: Cửa Hà – Suối Cá (Cẩm Lương) - làng Dùng (Cẩm Liên) – Chùa Mầu – Chùa Chặng – Chùa Mỏng – Chùa Vọng – Chùa Rồng gắn với tuyến du lịch của tỉnh: Sầm Sơn – Thành nhà Hồ - Suối Cá – Lam Kinh; Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, mở rộng khu du lịch suối cá Cẩm Lương; Chú trọng đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ du lịch tại khu du lịch suối cá Cẩm Lương như: hệ thống đường nội bộ, khu tiếp khách, khu nhà sàn truyền thống, nhà trưng bày các sản phẩm phục vụ du lịch, chợ Mường, vườn thủy tộc, bãi đỗ xe, khuôn viên cây xanh, hệ thống xử lý rác, nước thải, hệ thống điện nước... Đồng thời, kêu gọi đầu tư, thực hiện các dự án kinh doanh du lịch tại khu du lịch trọng điểm – suối cá Cẩm Lương; Đầu tư các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo hướng đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn mang phong cách truyền thống dân tộc Mường; Tạo điều kiện thuận lợi về hạ tầng, mặt bằng, nhằm thu hút đầu tư dịch vụ du lịch tại Khu du lịch suối cá Cẩm Lương.
Ngoài lựa chọn loại hình du lịch có thế mạnh, có tính cạnh tranh cao, Huyện ưu tiên tập trung đầu tư, quảng bá nhằm xây dựng thành thương hiệu của du lịch Cẩm Thủy gồm: Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử, văn hóa tâm linh và triển khai thực hiện các đề án, dự án tôn tạo, khai thác phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch; Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào du lịch, xác định thị trường khách du lịch chính đến với Cẩm Thủy trước mắt và lâu dài, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu thị trường trọng điểm.
Tiềm năng to lớn về du lịch của Cẩm Thủy đang được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đồng thuận chung tay, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu không ngừng, bằng những sức mạnh nội sinh của ý chí và niềm tin, với những giải pháp hiệu quả, khoa học thiết thực, chắc chắn rằng du lịch Cẩm Thủy sẽ cất cánh trong tương lai gần, xứng đáng là ngành kinh tế quan trọng của huyện, là điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách muôn phương.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Tin khác
Tin nóng
Tin mới
Tin mới
-
Hội nghị vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông từ Cẩm Yên đi Cẩm Tâm tại thôn Trâm Lụt
21/01/2025 -
Tổ chức hội nghị Tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
16/01/2025 -
THÔNG BÁO Về việc bán thanh lý cây xanh tại UBND xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy.
16/01/2025 -
LỊCH LÀM VIỆC Của lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên (từ ngày 13/01/2025 đến ngày 17/01/2025)
14/01/2025 -
HƯỚNG DẪN Một số biện pháp phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
13/01/2025
Dự báo thời tiết Thanh Hóa