Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
152160

Lễ hội Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Thanh Hoá

Ngày 23/10/2023 08:16:37

Lễ hội Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Thanh Hoá. Với hơn 1000 năm lịch sử, đây là hoạt động văn hoá mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh khí phách của nữ anh hùng dân tộc xứ Thanh, thu hút hàng ngàn du khách tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng và du khách cả nước nói chung.

Lễ hội Bà Triệu và lịch sử

Tương truyền, thế kỷ VI vào thời Tiền Lý Nam Đế (544 – 548) Bà Triệu là người phụ nữ đầu tiên được triều đình phong kiến phong Thần. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành. Bà trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại, nhưng đây là mốc son đỉnh cao khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân ở thế kỷ II – III, thúc đẩy ý chí quật cường cho nhân dân ta với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược trong suốt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc.

Lễ hội Đền Bà Triệu Thanh Hoá được tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh nữ tướng – người đã cống hiến cuộc đời để bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân ngoại xâm. Bà Triệu được xem là biểu tượng của sự dũng cảm và lòng yêu nước. Hằng năm thông qua lễ hội, người dân trong vùng muốn bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với nữ anh hùng lừng danh Triệu Thị Trinh.

 

Lễ hội Bà Triệu tổ chức ở đâu Thanh Hóa?

Lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.  Đền thờ Bà Triệu, hay còn có tên gọi khác là đền thờ bà Triệu Thị Trinh – một trong những vị tướng anh hùng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Trung Quốc đến xâm chiếm bờ cõi nước ta vào thế kỷ III (TCN).

Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có. 

Hoạt động trong lễ hội Bà Triệu 

Lễ hội Đền Bà Triệu thường được tổ chức từ ngày 20 đến 25/2 âm lịch hàng năm. Trong thời gian lễ hội diễn ra, có rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú được tổ chức để thu hút du khách ghé thăm và tham gia.

Trong khuôn khổ lễ hội, có các buổi diễu hành trên đường phố với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương tại Thanh Hoá và du khách gần xa. Những buổi diễu hành không chỉ sôi động, mà còn là cơ hội để người dân hiện thực hóa hình ảnh của Bà Triệu và những trang sử hào hùng một cách sống động.

 

Nguồn dulichthanhhoa

Lễ hội Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Thanh Hoá

Đăng lúc: 23/10/2023 08:16:37 (GMT+7)

Lễ hội Bà Triệu là một trong những lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Thanh Hoá. Với hơn 1000 năm lịch sử, đây là hoạt động văn hoá mang ý nghĩa “uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh khí phách của nữ anh hùng dân tộc xứ Thanh, thu hút hàng ngàn du khách tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng và du khách cả nước nói chung.

Lễ hội Bà Triệu và lịch sử

Tương truyền, thế kỷ VI vào thời Tiền Lý Nam Đế (544 – 548) Bà Triệu là người phụ nữ đầu tiên được triều đình phong kiến phong Thần. Hình ảnh người nữ tướng khi ra trận mặc giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi trắng ra trận, đạp bằng sóng dữ, chém cá Kình ở biển Đông, làm cho trời yên biển lặng, cứu vớt dân lành. Bà trở thành biểu tượng cho lòng yêu nước nồng nàn, ý chí quật cường, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược của nhân dân ta.

Mặc dù cuộc khởi nghĩa đã bị thất bại, nhưng đây là mốc son đỉnh cao khẳng định sự nổi dậy mạnh mẽ của nhân dân ở thế kỷ II – III, thúc đẩy ý chí quật cường cho nhân dân ta với quyết tâm đánh đuổi kẻ thù xâm lược trong suốt thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc.

Lễ hội Đền Bà Triệu Thanh Hoá được tổ chức để tưởng nhớ và vinh danh nữ tướng – người đã cống hiến cuộc đời để bảo vệ đất nước trước sự xâm lược của quân ngoại xâm. Bà Triệu được xem là biểu tượng của sự dũng cảm và lòng yêu nước. Hằng năm thông qua lễ hội, người dân trong vùng muốn bày tỏ lòng tôn kính và biết ơn đối với nữ anh hùng lừng danh Triệu Thị Trinh.

 

Lễ hội Bà Triệu tổ chức ở đâu Thanh Hóa?

Lễ hội Đền Bà Triệu được tổ chức tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.  Đền thờ Bà Triệu, hay còn có tên gọi khác là đền thờ bà Triệu Thị Trinh – một trong những vị tướng anh hùng có công lao rất lớn trong việc đánh đuổi giặc Trung Quốc đến xâm chiếm bờ cõi nước ta vào thế kỷ III (TCN).

Ngôi đền được xây dựng theo đúng kiến trúc của Bắc Trung Bộ, vừa trầm mặc, cổ kính nhưng cũng rất tinh tế. Hiện tại, nơi đây còn lưu giữ nhiều cổ vật, các kho tàng sự tích, ca dao, huyền thoại và cả những hiện vật hiếm có. 

Hoạt động trong lễ hội Bà Triệu 

Lễ hội Đền Bà Triệu thường được tổ chức từ ngày 20 đến 25/2 âm lịch hàng năm. Trong thời gian lễ hội diễn ra, có rất nhiều hoạt động đa dạng và phong phú được tổ chức để thu hút du khách ghé thăm và tham gia.

Trong khuôn khổ lễ hội, có các buổi diễu hành trên đường phố với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương tại Thanh Hoá và du khách gần xa. Những buổi diễu hành không chỉ sôi động, mà còn là cơ hội để người dân hiện thực hóa hình ảnh của Bà Triệu và những trang sử hào hùng một cách sống động.

 

Nguồn dulichthanhhoa

Dự báo thời tiết Thanh Hóa