Ý kiến thăm dò
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LÚA VỤ CHIÊM XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM YÊN
cánh đồng thôn Ngọc Vóc
Lúa Chiêm – Xuân năm 2023, bà con cần lưu ý các vấn đề sau
1. Nước tưới
- Vụ xuân lúa lấy nước làm áo nên cần giữ mực nước nông đều khắp mặt ruộng giúp cho lúa đẻ nhánh tốt, đặc biệt lúa vừa gieo cấy lại nhanh bén rễ hồi xanh. Không được để cho ruộng khô hạn hoặc ngập lún, nhất là ruộng mới gieo cấy.
- Đối với lúa vừa gieo thẳng chỉ cần giữ ẩm mặt ruộng, bằng cách giữ nước ở rãnh. Lúa gieo thẳng đã mọc được 2-3 lá nên đưa nước vào láng chân, tiến hành bón phân và dặm tỉa.
- Cần chủ động phòng diệt ốc bươu vàng và cỏ dại: Nếu trời ấm, ốc sinh sản rất nhanh, gây hại cho lúa non nhất là những ruộng nhiều nước. Nếu số lượng ốc bươu ít thì dùng phương pháp thủ công (nhặt), nếu nhiều trộn thuốc diệt ốc bươu vàng với phân bón hoặc cát để vãi.
Lưu ý: khi sử dụng thuốc, ruộng lúa phải có mực nước nông, tuyệt đối không để ruộng quá cạn hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Sau khi sử dụng thuốc xong phải giữ lớp nước đều khoảng 5 – 7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc.
2. Phân bón
Với thời tiết ở địa phương, thời gian đầu của vụ lúa xuân, trời thường lạnh nên làm lúa ngừng sinh trưởng. Để giúp lúa phục hồi tốt bà con cần chăm sóc theo hướng:
- Bà con nên sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc cho lúa có hàm lượng đạm và kali cao như NPK chuyên thúc của Văn Điển, Ninh Bình, Lâm Thao, Việt Nhật …. bón lượng 7-8 kg/sào. Lần bón thúc thứ 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày, khi lúa đẻ nhánh rộ, bón 5-7 kg/sào.
- Khi lúa có 2,5-3 lá cần bón nhử 1,5-2 kg ure + 1 kg Kaly/sào. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh bón hết lượng NPK chuyên thúc theo hướng dẫn của nhà quản lý các hãng phân bón (Trung bình 12-15 kg NPK/sào).
- Khi lúa đạt 3,5 - 4 lá bón thúc dứt điểm 1 lần hết lượng phân NPK chuyên thúc. Lưu ý: Với lúa gieo thẳng khi gieo gặp rét nếu chưa phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ngay sau gieo, cần kiểm tra và phun bằng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm ANKILL A 40WP để trừ các loại cỏ hòa bản như cỏ lồng vực (cỏ gạo, cỏ mỹ…), cỏ chác, cỏ lác và nhóm cỏ lá rộng trong ruộng lúa.
3. Dặm tỉa:
Sau bón thúc đẻ nhánh lần 1 bà con cần dặm tỉa kịp thời, đảm bảo mật độ hợp lý theo chân đất và giống lúa, vì lúa có khả năng tự điều tiết quần thể, chỗ nào thưa thì đẻ nhánh khỏe, dầy thì đẻ nhánh ít. Đối với những giống lúa đẻ khỏe như lúa lai, BC15… mật độ 32 – 35 khóm/m2, 1- 2 dảnh/khóm.
Đối với giống lúa đẻ nhánh trung bình như Q5, TBR1 mật độ 40 – 42 khóm/m2, 2 -3 dảnh/khóm. Lúa gieo thẳng mật độ xung quanh 100 cây/m2 (gieo vãi tay cây cách cây 8-10cm, lúa sạ hàng: 18-20 cây/mét dài).
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, diệt chuột và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Nếu trời có sương mù, độ ẩm không khí cao, ít nắng là điều kiện để bệnh đạo ôn bùng phát. - Cần áp dụng kỹ thuật phun thuốc “4 đúng” để phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao.
- Khi phát hiện trên ruộng có cây lúa bệnh Vàng lùn và Lùn xoắn lá cần nhổ bỏ, hủy ngay để hạn chế khả năng lây lan.
Quang Huy (Sưu tầm)
Tin cùng chuyên mục
-
THÔNG BÁO Về việc bán thanh lý cây xanh tại UBND xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy.
16/01/2025 10:40:23 -
LỊCH LÀM VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO UBND XÃ 06/01/-10/01/2025
07/01/2025 15:01:29 -
THÔNG BÁO Về việc Niêm yết công khai dự toán thu chi ngân sách năm 2025
06/01/2025 16:34:16 -
công khai doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán (lần 1)
26/12/2024 14:37:01
HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC LÚA VỤ CHIÊM XUÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CẨM YÊN
cánh đồng thôn Ngọc Vóc
Lúa Chiêm – Xuân năm 2023, bà con cần lưu ý các vấn đề sau
1. Nước tưới
- Vụ xuân lúa lấy nước làm áo nên cần giữ mực nước nông đều khắp mặt ruộng giúp cho lúa đẻ nhánh tốt, đặc biệt lúa vừa gieo cấy lại nhanh bén rễ hồi xanh. Không được để cho ruộng khô hạn hoặc ngập lún, nhất là ruộng mới gieo cấy.
- Đối với lúa vừa gieo thẳng chỉ cần giữ ẩm mặt ruộng, bằng cách giữ nước ở rãnh. Lúa gieo thẳng đã mọc được 2-3 lá nên đưa nước vào láng chân, tiến hành bón phân và dặm tỉa.
- Cần chủ động phòng diệt ốc bươu vàng và cỏ dại: Nếu trời ấm, ốc sinh sản rất nhanh, gây hại cho lúa non nhất là những ruộng nhiều nước. Nếu số lượng ốc bươu ít thì dùng phương pháp thủ công (nhặt), nếu nhiều trộn thuốc diệt ốc bươu vàng với phân bón hoặc cát để vãi.
Lưu ý: khi sử dụng thuốc, ruộng lúa phải có mực nước nông, tuyệt đối không để ruộng quá cạn hoặc quá nhiều nước sẽ gây hại cho lúa. Sau khi sử dụng thuốc xong phải giữ lớp nước đều khoảng 5 – 7 ngày để tăng hiệu lực của thuốc.
2. Phân bón
Với thời tiết ở địa phương, thời gian đầu của vụ lúa xuân, trời thường lạnh nên làm lúa ngừng sinh trưởng. Để giúp lúa phục hồi tốt bà con cần chăm sóc theo hướng:
- Bà con nên sử dụng các loại phân NPK chuyên thúc cho lúa có hàm lượng đạm và kali cao như NPK chuyên thúc của Văn Điển, Ninh Bình, Lâm Thao, Việt Nhật …. bón lượng 7-8 kg/sào. Lần bón thúc thứ 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày, khi lúa đẻ nhánh rộ, bón 5-7 kg/sào.
- Khi lúa có 2,5-3 lá cần bón nhử 1,5-2 kg ure + 1 kg Kaly/sào. Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh bón hết lượng NPK chuyên thúc theo hướng dẫn của nhà quản lý các hãng phân bón (Trung bình 12-15 kg NPK/sào).
- Khi lúa đạt 3,5 - 4 lá bón thúc dứt điểm 1 lần hết lượng phân NPK chuyên thúc. Lưu ý: Với lúa gieo thẳng khi gieo gặp rét nếu chưa phun thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ngay sau gieo, cần kiểm tra và phun bằng thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm ANKILL A 40WP để trừ các loại cỏ hòa bản như cỏ lồng vực (cỏ gạo, cỏ mỹ…), cỏ chác, cỏ lác và nhóm cỏ lá rộng trong ruộng lúa.
3. Dặm tỉa:
Sau bón thúc đẻ nhánh lần 1 bà con cần dặm tỉa kịp thời, đảm bảo mật độ hợp lý theo chân đất và giống lúa, vì lúa có khả năng tự điều tiết quần thể, chỗ nào thưa thì đẻ nhánh khỏe, dầy thì đẻ nhánh ít. Đối với những giống lúa đẻ khỏe như lúa lai, BC15… mật độ 32 – 35 khóm/m2, 1- 2 dảnh/khóm.
Đối với giống lúa đẻ nhánh trung bình như Q5, TBR1 mật độ 40 – 42 khóm/m2, 2 -3 dảnh/khóm. Lúa gieo thẳng mật độ xung quanh 100 cây/m2 (gieo vãi tay cây cách cây 8-10cm, lúa sạ hàng: 18-20 cây/mét dài).
4. Phòng trừ sâu bệnh:
- Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, diệt chuột và phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Nếu trời có sương mù, độ ẩm không khí cao, ít nắng là điều kiện để bệnh đạo ôn bùng phát. - Cần áp dụng kỹ thuật phun thuốc “4 đúng” để phòng trừ sâu bệnh đạt hiệu quả cao.
- Khi phát hiện trên ruộng có cây lúa bệnh Vàng lùn và Lùn xoắn lá cần nhổ bỏ, hủy ngay để hạn chế khả năng lây lan.
Quang Huy (Sưu tầm)
Tin khác
Tin nóng
Tin mới
Tin mới
-
Hội nghị vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông từ Cẩm Yên đi Cẩm Tâm tại thôn Trâm Lụt
21/01/2025 -
Tổ chức hội nghị Tổng kết các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
16/01/2025 -
THÔNG BÁO Về việc bán thanh lý cây xanh tại UBND xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Thủy.
16/01/2025 -
LỊCH LÀM VIỆC Của lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên (từ ngày 13/01/2025 đến ngày 17/01/2025)
14/01/2025 -
HƯỚNG DẪN Một số biện pháp phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
13/01/2025