Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
152160

Dịch bệnh Viêm da nổi cục

Ngày 31/03/2021 08:30:02

Ngày 29/3/2021 trên địa bàn xã, bệnh Viên da nôi cục đã xảy ra tại 02 hộ chăn nuôi thuộc thôn Trâm Lụt, tổng 03 bò co mắc bệnh.

              Ngày 29/3/2021 trên địa bàn xã, bệnh Viêm da nổi cục đã xảy ra tại 02 hộ chăn nuôi thuộc thôn Trâm Lụt, tổng 03 bò co mắc bệnh.

Tình hình cụ thể như sau:

- Tại hộ ông Lê Văn Tuệ 01 con bê.

- Tại hộ ông Lê Văn Khu 01 con bò mẹ 01 con bê mắc bệnh.

Nguyên nhân dịch bệnh phát sinh:

* Nguyên nhân khách quan:

- Theo điều tra nguồn lây có thể do hộ gia đình ông Lê Văn Tuệ có một con bê bị bệnh tiêu chảy có nhờ người ở xã Cẩm Vân điều trị và lây nhiễm. Và sau khi bò nhà ông Tuệ bị bệnh ông Tuệ đã đến nhà ông Khu đỡ đẻ cho bò nhà ông Khu dẫn đến bò nhà ông Khu bị lây nhiễm.

* Nguyên nhân chủ quan: Công tác thôn tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh VDNC chưa được sâu rộng đến người chăn nuôi.

CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Để chủ động ngăn chặn bệnh VDNC trâu, bò lây lan trên diện rộng trong thời điểm hiện nay, từng bước khống chế đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới. UBND xã chỉ đạo khoanh vùng, hộ gia đình cam kết, tiêu độc khử trùng, tiêm thuốc điều trị theo pháp đồ của cán bộ thú y huyện, treo biển hộ gia đình có trâu bò bị nhiễm để nhân dân biết, và thực hiện một số giải pháp sau:

1. Thống kê số hộ chăn nuôi, số lượng trâu bò để tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC trên địa bàn toàn xã.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về nguy cơ, dấu hiệu nhận biết bệnh, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng…tại khu vực chăn nuôi, đồng thời bổ sung các khoáng chất, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

3. Tăng cường công tác quản lý vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn; ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.

4. Tại thôn Trâm Lụt xảy ra ổ dịch VDNC trâu, bò cần tập trung các nguồn lực, áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh theo đúng quy định và thực hiện các biện pháp cụ thể như:

- Tổ chức cách ly, xử lý gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh VDNC hoặc gia súc trong cùng địa bàn có biểu hiện lâm sàng của bệnh VDNC theo quy định và hướng dẫn của ngành Thú y.

- Tổ chức cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh VDNC, nuôi nhốt trâu, bò tại các vùng có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

- Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng toàn bộ vùng có nguy cơ cao.

- Tổ chức tiêm phòng bao vây vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò tại vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp và vùng dịch ngay sau khi có vắc xin và theo hướng dẫn của Chi cục chăn nuôi và thú y.

- Khoanh vùng dịch, thôn Trâm Lụt có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra vào vùng dịch, đồng thời thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào vùng dịch.

- Tổ chức kê khai số lượng gia súc, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có dịch ký cam kết không bán chạy, không giết mổ, không chăn thả và không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường.

- Lập hồ sơ hỗ trợ cho chủ vật nuôi “trong trường điều trị không khỏi, có gia súc chết buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh” theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Dịch bệnh Viêm da nổi cục

Đăng lúc: 31/03/2021 08:30:02 (GMT+7)

Ngày 29/3/2021 trên địa bàn xã, bệnh Viên da nôi cục đã xảy ra tại 02 hộ chăn nuôi thuộc thôn Trâm Lụt, tổng 03 bò co mắc bệnh.

              Ngày 29/3/2021 trên địa bàn xã, bệnh Viêm da nổi cục đã xảy ra tại 02 hộ chăn nuôi thuộc thôn Trâm Lụt, tổng 03 bò co mắc bệnh.

Tình hình cụ thể như sau:

- Tại hộ ông Lê Văn Tuệ 01 con bê.

- Tại hộ ông Lê Văn Khu 01 con bò mẹ 01 con bê mắc bệnh.

Nguyên nhân dịch bệnh phát sinh:

* Nguyên nhân khách quan:

- Theo điều tra nguồn lây có thể do hộ gia đình ông Lê Văn Tuệ có một con bê bị bệnh tiêu chảy có nhờ người ở xã Cẩm Vân điều trị và lây nhiễm. Và sau khi bò nhà ông Tuệ bị bệnh ông Tuệ đã đến nhà ông Khu đỡ đẻ cho bò nhà ông Khu dẫn đến bò nhà ông Khu bị lây nhiễm.

* Nguyên nhân chủ quan: Công tác thôn tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm và bệnh VDNC chưa được sâu rộng đến người chăn nuôi.

CÁC GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI

Để chủ động ngăn chặn bệnh VDNC trâu, bò lây lan trên diện rộng trong thời điểm hiện nay, từng bước khống chế đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian tới. UBND xã chỉ đạo khoanh vùng, hộ gia đình cam kết, tiêu độc khử trùng, tiêm thuốc điều trị theo pháp đồ của cán bộ thú y huyện, treo biển hộ gia đình có trâu bò bị nhiễm để nhân dân biết, và thực hiện một số giải pháp sau:

1. Thống kê số hộ chăn nuôi, số lượng trâu bò để tổ chức tiêm phòng vắc xin VDNC trên địa bàn toàn xã.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về nguy cơ, dấu hiệu nhận biết bệnh, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh VDNC; hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng…tại khu vực chăn nuôi, đồng thời bổ sung các khoáng chất, vitamin để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.

3. Tăng cường công tác quản lý vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn; ngăn chặn xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh, không rõ nguồn gốc.

4. Tại thôn Trâm Lụt xảy ra ổ dịch VDNC trâu, bò cần tập trung các nguồn lực, áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan và phát sinh các ổ dịch mới; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh theo đúng quy định và thực hiện các biện pháp cụ thể như:

- Tổ chức cách ly, xử lý gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh VDNC hoặc gia súc trong cùng địa bàn có biểu hiện lâm sàng của bệnh VDNC theo quy định và hướng dẫn của ngành Thú y.

- Tổ chức cách ly toàn bộ gia súc chưa có biểu hiện của bệnh VDNC, nuôi nhốt trâu, bò tại các vùng có gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

- Tổ chức tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng liên tục trong vòng 03 tuần tại các hộ chăn nuôi có gia súc biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh; đồng thời tổng vệ sinh phun thuốc sát trùng toàn bộ vùng có nguy cơ cao.

- Tổ chức tiêm phòng bao vây vắc xin VDNC cho đàn trâu, bò tại vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp và vùng dịch ngay sau khi có vắc xin và theo hướng dẫn của Chi cục chăn nuôi và thú y.

- Khoanh vùng dịch, thôn Trâm Lụt có dịch và lập chốt tạm thời để kiểm soát việc vận chuyển trâu, bò ra vào vùng dịch, đồng thời thành lập đội kiểm soát lưu động để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp cố tình vận chuyển gia súc ra, vào vùng dịch.

- Tổ chức kê khai số lượng gia súc, đề nghị người chăn nuôi trên địa bàn xã có dịch ký cam kết không bán chạy, không giết mổ, không chăn thả và không vứt xác gia súc chết, gia súc bệnh ra môi trường.

- Lập hồ sơ hỗ trợ cho chủ vật nuôi “trong trường điều trị không khỏi, có gia súc chết buộc phải tiêu hủy do dịch bệnh” theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Dự báo thời tiết Thanh Hóa