Ý kiến thăm dò
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần cách làm mới
Để đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9), ngành Giáo dục đã chủ trương đưa nội dung dạy học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục hiện hành.
Tuy nhiên, công tác dạy học hướng nghiệp cho học sinh ở các trường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập từ nội dung đến cách định hướng của giáo viên, nhà trường. Những hạn chế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong những năm học tới, nhất là việc đổi mới toàn diện giáo dục cần phải có một góc nhìn và cách làm thấu đáo hơn về vấn đề này.
Chủ trương đúng đắn…
Có thể khẳng định, việc đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết. Đó là chủ trương đúng đắn, hợp xu thế và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bởi việc trang bị kiến thức nghề cho các em học sinh lớp 9 chính là đem đến những nét mới trong tư duy người học. Các em có cái nhìn thấu đáo, đa chiều và thực tế hơn: Nghề đơn giản là hoạt động tạo ra thu nhập chính đáng chứ không phải là cái gì đó cao xa, xa rời thực tế.
Tuy nhiên, đôi lúc, không ít giáo viên lại có quan niệm dạy học sinh học cho giỏi sau này làm kĩ sư, bác sĩ. Kiểu dạy đó hiện nay đôi khi trở thành thiếu thực tế. Xã hội phát triển có nhiều nghề mới được sinh ra… và mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một nghề phù hợp. Đó chính là cách tiếp cận thực tế phù hợp với tư duy con người.
Chính nhờ chủ trương đúng đắn, định hướng ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp nhiều em chọn cho mình hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp THCS. Nhiều em dù năng lực học khá nhưng nhận thấy điều kiện gia đình không cho phép đã chọn vừa học bổ túc vừa học nghề, sau đó tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm theo nhu cầu.
Hay có em vì nhận thấy lực học hạn chế đã chọn học nghề sửa chữa ô tô, điện lạnh, cơ khí… sau khi tốt nghiệp THCS. Sau khi học nghề, các em vẫn có việc làm ổn định và thu nhập đủ nuôi bản thân và phụ giúp gia đình. Đó chính là kết quả đạt được của chủ trương giáo dục, định hướng nghề nghiệp trong trường học.
Còn nhiều bất cập
Dù biết dạy hướng nghiệp là chủ trương đúng nhưng việc dạy học chương trình này những năm qua vẫn còn rất hạn chế.
Trước hết, số tiết dành cho nội dung này chưa nhiều. Theo khung chương trình hiện hành, nội dung hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 chỉ được dạy 1 chủ đề (tương đương 1 tiết) trong một tháng, quá ít so với nội dung dạy văn hóa của nhiều môn học khác. Thêm nữa, vì để đủ số tiết theo quy định, việc dạy hướng nghiệp thường được đại diện Bam giám hiệu (hiệu trưởng hoặc hiệu phó) dạy chung cho cả khối 9 trong trường.
Các em được tập trung ra sân trường rồi thầy cô trao đổi với vài ba câu hỏi trong vòng 45 phút. Việc dạy theo kiều “cho đủ” chương trình làm mất đi tính hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp vì cùng lúc học sinh học quá đông khó để quản lí lớp học và nâng cao được tính hiệu quả thực tế.
Cũng có trường giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có những hiểu biết căn bản về nghề nghiệp để định hướng cho học sinh. Theo yêu cầu, việc giáo dục hướng nghiệp cần gắn với thực tế địa phương. Nghĩa là địa phương nào có những làng nghề hay các cơ sở sản xuất, hoạt động nghề nghiệp chủ yếu thì cần cho các em tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để làm được việc này ở các trường học là rất khó, bởi đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Do vậy, việc giáo dục hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tế không được mấy trường tiến hành, có chăng cũng kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” cho có để báo cáo, chưa phát huy được tính hiệu quả thực tế và cũng không thể đáp ứng được nhu cầu nghề của học sinh hiện nay.
Cần một hướng đi mới
Làm gì để việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 phát huy hiệu quả. Thiết nghĩ đó không hẳn là chủ trương nữa mà cần xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động giáo dục. Chỉ khi nào xem giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở GD thì việc dạy mới thiết thực được.
Trước hết, nên tăng tiết dạy học hướng nghiệp từ 1 tiết hiện hành lên 4 – 5 tiết một tháng, tương đương 1 tiết trong một tuần. Nội dung dạy học cần gắn với khu vực, địa phương. Thậm chí nếu được, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã định hướng biên soạn và áp dụng chung cho các trường trong địa bàn mình quản lí, phụ trách. Cần tăng cướng phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, các trung tâm dạy nghề (hầu hết huyện thị nào cũng có trung tâm dạy nghề) địa phương trong việc dạy và định hướng nghề cho học sinh nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế khi học nghề.
Nên hỗ trợ thêm cho giáo viên phụ trách dạy hướng nghiệp. Theo quy định hiện chỉ tính theo chế độ định mức tiết hiện hành thì giáo viên dạy chỉ hưởng 1 tiết trong một tháng. Chế độ đó chưa thật sự phù hợp và tương xứng với công sức mà giáo viên bỏ ra để dạy nghề nghiệp. Các trường cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các buổi tư vấn hướng nghiệp với các trường nghề địa phương, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… để tạo thêm sân chơi và sự lựa chọn cho học sinh.
Để việc giáo dục nghề nghiệp phát huy được tính hiệu quả, rất cần cái nhìn mới, cách làm mới của cả cộng đồng xã hội nhất là ngành Giáo dục trong thời gian tới.
Nguồn giaoducthoidai
Tin cùng chuyên mục
-
Về việc công bố giá và tiêu chuẩn kỹ thuật cây giống xuất vườn của các loài cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024
01/08/2024 13:59:22 -
Về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ
01/08/2024 13:55:46 -
triển khai thực hiện các Thông tư hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải
01/08/2024 13:49:57 -
Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành, được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Lâm nghiệp
01/08/2024 13:47:11
Hướng nghiệp cho học sinh lớp 9: Cần cách làm mới
Để đáp ứng nhu cầu định hướng nghề nghiệp cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS (lớp 9), ngành Giáo dục đã chủ trương đưa nội dung dạy học hướng nghiệp vào chương trình giáo dục hiện hành.
Tuy nhiên, công tác dạy học hướng nghiệp cho học sinh ở các trường hiện nay vẫn còn nhiều bất cập từ nội dung đến cách định hướng của giáo viên, nhà trường. Những hạn chế đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết trong những năm học tới, nhất là việc đổi mới toàn diện giáo dục cần phải có một góc nhìn và cách làm thấu đáo hơn về vấn đề này.
Chủ trương đúng đắn…
Có thể khẳng định, việc đưa nội dung giáo dục hướng nghiệp vào chương trình giáo dục phổ thông là cần thiết. Đó là chủ trương đúng đắn, hợp xu thế và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bởi việc trang bị kiến thức nghề cho các em học sinh lớp 9 chính là đem đến những nét mới trong tư duy người học. Các em có cái nhìn thấu đáo, đa chiều và thực tế hơn: Nghề đơn giản là hoạt động tạo ra thu nhập chính đáng chứ không phải là cái gì đó cao xa, xa rời thực tế.
Tuy nhiên, đôi lúc, không ít giáo viên lại có quan niệm dạy học sinh học cho giỏi sau này làm kĩ sư, bác sĩ. Kiểu dạy đó hiện nay đôi khi trở thành thiếu thực tế. Xã hội phát triển có nhiều nghề mới được sinh ra… và mỗi chúng ta có quyền lựa chọn cho mình một nghề phù hợp. Đó chính là cách tiếp cận thực tế phù hợp với tư duy con người.
Chính nhờ chủ trương đúng đắn, định hướng ngay khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường đã giúp nhiều em chọn cho mình hướng đi riêng sau khi tốt nghiệp THCS. Nhiều em dù năng lực học khá nhưng nhận thấy điều kiện gia đình không cho phép đã chọn vừa học bổ túc vừa học nghề, sau đó tìm kiếm cho mình những cơ hội việc làm theo nhu cầu.
Hay có em vì nhận thấy lực học hạn chế đã chọn học nghề sửa chữa ô tô, điện lạnh, cơ khí… sau khi tốt nghiệp THCS. Sau khi học nghề, các em vẫn có việc làm ổn định và thu nhập đủ nuôi bản thân và phụ giúp gia đình. Đó chính là kết quả đạt được của chủ trương giáo dục, định hướng nghề nghiệp trong trường học.
Còn nhiều bất cập
Dù biết dạy hướng nghiệp là chủ trương đúng nhưng việc dạy học chương trình này những năm qua vẫn còn rất hạn chế.
Trước hết, số tiết dành cho nội dung này chưa nhiều. Theo khung chương trình hiện hành, nội dung hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 chỉ được dạy 1 chủ đề (tương đương 1 tiết) trong một tháng, quá ít so với nội dung dạy văn hóa của nhiều môn học khác. Thêm nữa, vì để đủ số tiết theo quy định, việc dạy hướng nghiệp thường được đại diện Bam giám hiệu (hiệu trưởng hoặc hiệu phó) dạy chung cho cả khối 9 trong trường.
Các em được tập trung ra sân trường rồi thầy cô trao đổi với vài ba câu hỏi trong vòng 45 phút. Việc dạy theo kiều “cho đủ” chương trình làm mất đi tính hiệu quả của giáo dục hướng nghiệp vì cùng lúc học sinh học quá đông khó để quản lí lớp học và nâng cao được tính hiệu quả thực tế.
Cũng có trường giao cho giáo viên chủ nhiệm các lớp trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, thực tế không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có những hiểu biết căn bản về nghề nghiệp để định hướng cho học sinh. Theo yêu cầu, việc giáo dục hướng nghiệp cần gắn với thực tế địa phương. Nghĩa là địa phương nào có những làng nghề hay các cơ sở sản xuất, hoạt động nghề nghiệp chủ yếu thì cần cho các em tham quan thực tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên để làm được việc này ở các trường học là rất khó, bởi đòi hỏi nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Do vậy, việc giáo dục hướng nghiệp thông qua trải nghiệm thực tế không được mấy trường tiến hành, có chăng cũng kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” cho có để báo cáo, chưa phát huy được tính hiệu quả thực tế và cũng không thể đáp ứng được nhu cầu nghề của học sinh hiện nay.
Cần một hướng đi mới
Làm gì để việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp 9 phát huy hiệu quả. Thiết nghĩ đó không hẳn là chủ trương nữa mà cần xem là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động giáo dục. Chỉ khi nào xem giáo dục nghề nghiệp là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm của cơ sở GD thì việc dạy mới thiết thực được.
Trước hết, nên tăng tiết dạy học hướng nghiệp từ 1 tiết hiện hành lên 4 – 5 tiết một tháng, tương đương 1 tiết trong một tuần. Nội dung dạy học cần gắn với khu vực, địa phương. Thậm chí nếu được, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã định hướng biên soạn và áp dụng chung cho các trường trong địa bàn mình quản lí, phụ trách. Cần tăng cướng phối hợp giữa các cơ sở sản xuất, các trung tâm dạy nghề (hầu hết huyện thị nào cũng có trung tâm dạy nghề) địa phương trong việc dạy và định hướng nghề cho học sinh nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế khi học nghề.
Nên hỗ trợ thêm cho giáo viên phụ trách dạy hướng nghiệp. Theo quy định hiện chỉ tính theo chế độ định mức tiết hiện hành thì giáo viên dạy chỉ hưởng 1 tiết trong một tháng. Chế độ đó chưa thật sự phù hợp và tương xứng với công sức mà giáo viên bỏ ra để dạy nghề nghiệp. Các trường cần tăng cường các hoạt động ngoại khóa, các buổi tư vấn hướng nghiệp với các trường nghề địa phương, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… để tạo thêm sân chơi và sự lựa chọn cho học sinh.
Để việc giáo dục nghề nghiệp phát huy được tính hiệu quả, rất cần cái nhìn mới, cách làm mới của cả cộng đồng xã hội nhất là ngành Giáo dục trong thời gian tới.
Nguồn giaoducthoidai
Tin khác
Tin nóng
Tin mới
Tin mới
-
hực hiện kế hoạch số 131/KH-UBND 30/8/2024 Ủy ban nhân dân xã Cẩm Yên về việc tổng kết nhiệm kỳ 2021 - 2024 và bầu cử trưởng thôn nhiệm kỳ 2024 - 2027.
25/11/2024 -
ĐẢNG BỘ CẨM YÊN KỶ NIÊM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ
13/11/2024 -
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Thương mại, Tài sản kết cấu hạ tầng chợ
15/10/2024 -
THÔNG BÁO Về việc Niêm yết công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách xã Cẩm Yên quý III năm 2024
15/10/2024 -
LỊCH LÀM VIỆC Của lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên (từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
15/10/2024