Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
152160

Hỏi đáp về Luật phòng chống tham nhũng

Ngày 02/08/2019 08:04:13

Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật xã tổ chức tuyên truyền đến các thôn đợt 3 năm 2019

 UBND XÃ CẨM YÊN

 

GIÁO ÁN TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

                                             Họ và tên: PHẠM THỊ HƯỜNG

                                             Tư pháp – hộ tịch xã Cẩm Yên

 

 

                                     HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

Câu 1: Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đến nay, Luật đã được Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?

Trả lời:

1. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (được sửa đổi, bổ sung năm 2007).Có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2006.

2. Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 8 Chương, 92 điều được Quốc hội  nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Phòng ngừa tham nhũng

Chương III: Phát hiện tham những

Chương IV: Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác

Chương V: Tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng

Chương VI: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng,

Chương VII: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Chương VIII: Điều khoản thi hành

3. Từ khi ban hành Luật đến nay Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung 02 lần, cụ thể:

- Lần thứ nhất: Ngày 04 tháng 8 năm 2007, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2007.

- Lần thứ 2: Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.

 

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phát hiện tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành?

Trả lời:

Quy định tại Chương III từ điều 59 đến Điều 67 Luật Phòng, chồng tham nhũng.

1. Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 59, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.

- Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền.

Ngoài ra, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tự kiểm tra nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý để phát hiện tham nhũng. Điều 60, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.

- Khi phát hiện hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 61 quy định: Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng. Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát.

Điều 62, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Việc phát hiện tham nhũng thông qua (hoạt động giám sát cũng được đề cập đến trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 tại Điều 63 quy định: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng với hai nhóm nội dung sau:

Thứ nhất, quyền của công dân trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tố cáo.

Điều 64, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và những người có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo của công dân đối với hành vi tham nhũng.

Khoản 1, 2, Điều 65, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu".

Câu 3:Các nhóm giải pháp cơ bản để phòng, ngừa tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành:

Trả lời:

Toàn bộ nội dung chương II, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về phòng ngừa tham nhũng, gồm 48 điều (từ điều 11 đến điều 58). Số lượng các điều trong Chương phòng ngừa tham nhũng chiếm hơn một nửa tổng số điều của đạo luật (48/92 điều). Điều đó phản ánh mức độ quan trọng của chế định phòng ngừa tham nhũng. Có thể nói: phòng ngừa tham nhũng là tinh thần chủ đạo của Luật phòng, chống tham nhũng; là thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, đó là “lấy phòng ngừa là chính”. Sáu nội dung chính (còn gọi là 6 nhóm giải pháp cơ bản) để phòng ngừa tham nhũng gồm:

- Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

- Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

- Minh bạch tài sản thu nhập.

- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.

- Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.

Câu 4: Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

Trả lời:

Đạo đức công vụ là những giá trị ,chuẩn mực và nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con nhười đối với nhau và đôiú với xã hội được áp dụng cho hoạt động công vụ là thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về việc cần phải làm và mong muấn được làm vì những lợi ích đó.

Công chức trong thực thi công vụ cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân,không có thái độ hách dịch, cửa quyền,sách nhiễu; phải thuần thục chuyên môn, nghiệp vụ và có thái độ ững sử giao tiếp văn minh, lịch sự. Cán bộ, công chức không né tránh trách nhiệm, phải có bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng ,tiêu cực và thấy được răng việc phục vụ nhân dân là mục tiêu hàng đầu của công vụ. Là thước đo chủ yếu cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Ứng xử đúng mực, phù hợp với đối tượng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, thân thiện trong tiếp xúc giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đã được kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, từ lời khuyên, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các ngành như: Công an, Quân đội, Y tế, Giáo dục... Đến nay, việc ứng xử đã được xây dựng thành những quy định mang tính bắt buộc nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Qua báo cáo, khảo sát cho thấy các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng hệ thống nội quy, quy chế khá đầy đủ, quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác; nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng quy chế văn hoá nơi công sở, quy định về sử dụng trang phục, cách đi đứng trong cơ quan, phát ngôn, giao tiếp và thái độ xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp xúc trao đổi với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp, với nhân dân trong quan hệ giao tiếp, liên hệ giải quyết công việc...

Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức một cách thường xuyên sẽ giúp cho người cán bộ, công chức, viên chức luôn tự tu dưỡng, giữ gìn bản thân mình về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Và như vậy, việc chấp hành các quy định của pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức luôn được kiểm soát không chỉ bằng các quy chế, quy định, sự giám sát của nhân dân... mà còn bằng chính ý thức tự giác và sự gương mẫu của bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức, làm hạn chế cơ hội phát sinh tư tưởng tham nhũng.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành quy tác ứng xử,quy tắc đạo đức nghề nghiệp là :

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức khác trong cơ quan Toà án, Viện kiểm sát.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức này.

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng?  
               
Trả lời:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng  :

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi(1). Do đó, có thể thấy trên thực tế, các đối tượng bị xử lý về hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ, đảng viên sinh hoạt ở tổ chức đảng nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc khi xem xét, xử lý người có hành vi tham nhũng bao gồm phải xem xét cả về Đảng và chính quyền. Vì vậy, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về “Chế định trách nhiệm người đứng đầu trong PCTN” bao gồm cả các quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong PCTN trên cả phương diện Đảng và chính quyền.
          Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) xác định giải pháp quan trọng trong PCTN: “Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng”. Kết luận 21-KL/TW ngày 25-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) tiếp tục nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác PCTN. Luật PCTN năm 2005, tại Chương II, phòng ngừa tham nhũng đã dành Mục 5 quy định “Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng”. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 và Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách (sau đây gọi là Nghị định 107 và Nghị định 211).
          Như vậy, có thể khẳng định, các văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng đã chú trọng xác định, quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác PCTN. Một số quốc gia trên thế giới cũng rất coi trọng việc xác định rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhất là những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức của Đảng và chính quyền có hành vi tham nhũng hoặc phải chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng của cán bộ, nhân viên dưới quyền gây ra, và quy trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.Việc xử lý nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu, theo cách lý giải của là để “làm gương” và “răn đe xã hội”.

Trong một số văn bản của Đảng đã đề cập đến khái niệm người đứng đầu. Chẳng hạn trong Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (số 09-HD/UBKTTW, ngày 06-6-2013) thực hiện một số điều của Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ghi rõ: Người đứng đầu là người chịu trách nhiệm cao nhất trong các tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chứcthực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đó theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với các tổ chức hoạt động theo cơ chế tập thể, biểu quyết theo đa số (Ủy ban, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý…) thì Chủ tịch được coi như là người đứng đầu, Phó Chủ tịch (chuyên trách hoặc không chuyên trách) được coi như là cấp phó của người đứng đầu. Cấp phó của người đứng đầu là người được phân công giúp người đứng đầu phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu về chức trách, nhiệm vụ được giao.
          Nghị định 107 tuy không đưa ra khái niệm người đứng đầu nhưng lại quy định rõ trách nhiệm trực tiếp và trách nhiệm liên đới của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, trách nhiệm trực tiếp là trách nhiệm của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách. Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách; của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm trong trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Về phạm vi, Nghị định 107 áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.

* Trách nhiệm người đứng đầu trong Phòng chống tham nhũng
          Các văn bản của Đảng, Nhà nước xác định rõ: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
          Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm pháp lý nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
          Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật. Điều 12 Nghị định 211 quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để xảy ra vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành”. Quy định này là cơ sở để áp dụng pháp luật xử lý trách nhiệm người đứng đầu; đồng thời xác định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương trong trường hợp để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự coi trọng công tác Phòng chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tiếp tục quán triệt, thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp: “Đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục”.

                                                                  Ngày 02/08/2019

Hỏi đáp về Luật phòng chống tham nhũng

Đăng lúc: 02/08/2019 08:04:13 (GMT+7)

Ban tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật xã tổ chức tuyên truyền đến các thôn đợt 3 năm 2019

 UBND XÃ CẨM YÊN

 

GIÁO ÁN TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

                                             Họ và tên: PHẠM THỊ HƯỜNG

                                             Tư pháp – hộ tịch xã Cẩm Yên

 

 

                                     HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT

Câu 1: Luật phòng, chống tham nhũng được Quốc hội thông qua ngày, tháng, năm nào? Có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Luật gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Đến nay, Luật đã được Quốc hội tiến hành sửa đổi, bổ sung bao nhiêu lần?

Trả lời:

1. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (được sửa đổi, bổ sung năm 2007).Có hiệu lực thi hành ngày 01/06/2006.

2. Luật Phòng, chống tham nhũng gồm 8 Chương, 92 điều được Quốc hội  nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Chủ tịch nước ký lệnh công bố số 26/2005/L/CTN ngày 09 tháng 12 năm 2005 và có hiệu thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006.

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Phòng ngừa tham nhũng

Chương III: Phát hiện tham những

Chương IV: Xử lý hành vi tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác

Chương V: Tổ chức, trách nhiệm và hoạt động phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan trong phòng, chống tham nhũng

Chương VI: Vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng,

Chương VII: Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng

Chương VIII: Điều khoản thi hành

3. Từ khi ban hành Luật đến nay Quốc hội đã tiến hành sửa đổi, bổ sung 02 lần, cụ thể:

- Lần thứ nhất: Ngày 04 tháng 8 năm 2007, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 8 năm 2007.

- Lần thứ 2: Ngày 23 tháng 11 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.

 

Câu 2: Anh (chị) hãy cho biết các biện pháp phát hiện tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành?

Trả lời:

Quy định tại Chương III từ điều 59 đến Điều 67 Luật Phòng, chồng tham nhũng.

1. Phát hiện tham nhũng thông qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 59, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định về công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước như sau:

- Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng.

- Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền.

Ngoài ra, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tự kiểm tra nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, kiểm tra việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý để phát hiện tham nhũng. Điều 60, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân và cán bộ, công chức, viên chức khác do mình quản lý nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc người đứng đầu đơn vị trực thuộc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý.

- Khi phát hiện hành vi tham nhũng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho cơ quan thanh tra, điều tra, viện kiểm sát có thẩm quyền.

Điều 61 quy định: Việc kiểm tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, tập trung vào lĩnh vực, hoạt động thường phát sinh hành vi tham nhũng. Việc kiểm tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.

2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử, giám sát.

Điều 62, Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 quy định: Cơ quan thanh tra, kiểm toán nhà nước, điều tra, viện kiểm sát, toà án thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Việc phát hiện tham nhũng thông qua (hoạt động giám sát cũng được đề cập đến trong Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 tại Điều 63 quy định: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát có trách nhiệm phát hiện hành vi tham nhũng, yêu cầu hoặc kiến nghị việc xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Thông qua tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng với hai nhóm nội dung sau:

Thứ nhất, quyền của công dân trong việc tố cáo hành vi tham nhũng, trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tố cáo.

Điều 64, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Công dân có quyền tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- Người tố cáo phải tố cáo trung thực, nêu rõ họ, tên địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có và hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

- Người tố cáo mà cố tình tố cáo sai sự thật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và những người có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết tố cáo của công dân đối với hành vi tham nhũng.

Khoản 1, 2, Điều 65, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định:

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân tố cáo trực tiếp, gửi đơn tố cáo, tố cáo qua điện thoại, tố cáo qua mạng thông tin điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi nhận được tố cáo hành vi tham nhũng phải xem xét và xử lý theo thẩm quyền; giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin khác theo yêu cầu của người tố cáo; áp dụng kịp thời các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo khi có biểu hiện đe doạ, trả thù, trù dập người tố cáo hoặc khi người tố cáo yêu cầu; thông báo kết quả giải quyết tố cáo cho người tố cáo khi có yêu cầu".

Câu 3:Các nhóm giải pháp cơ bản để phòng, ngừa tham nhũng theo Luật Phòng, chống tham nhũng hiện hành:

Trả lời:

Toàn bộ nội dung chương II, Luật Phòng, chống tham nhũng quy định về phòng ngừa tham nhũng, gồm 48 điều (từ điều 11 đến điều 58). Số lượng các điều trong Chương phòng ngừa tham nhũng chiếm hơn một nửa tổng số điều của đạo luật (48/92 điều). Điều đó phản ánh mức độ quan trọng của chế định phòng ngừa tham nhũng. Có thể nói: phòng ngừa tham nhũng là tinh thần chủ đạo của Luật phòng, chống tham nhũng; là thể hiện quan điểm, đường lối của Đảng trong phòng, chống tham nhũng, đó là “lấy phòng ngừa là chính”. Sáu nội dung chính (còn gọi là 6 nhóm giải pháp cơ bản) để phòng ngừa tham nhũng gồm:

- Công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn.

- Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức.

- Minh bạch tài sản thu nhập.

- Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.

- Cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thức thanh toán.

Câu 4: Cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ? Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp?

Trả lời:

Đạo đức công vụ là những giá trị ,chuẩn mực và nguyên tắc quy định hành vi quan hệ của con nhười đối với nhau và đôiú với xã hội được áp dụng cho hoạt động công vụ là thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mình vì lợi ích chung và lợi ích của người khác, ý thức rõ về việc cần phải làm và mong muấn được làm vì những lợi ích đó.

Công chức trong thực thi công vụ cần phải tuyệt đối tuân thủ quy định của pháp luật, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân,không có thái độ hách dịch, cửa quyền,sách nhiễu; phải thuần thục chuyên môn, nghiệp vụ và có thái độ ững sử giao tiếp văn minh, lịch sự. Cán bộ, công chức không né tránh trách nhiệm, phải có bản lĩnh đấu tranh với những hành vi quan liêu, tham nhũng ,tiêu cực và thấy được răng việc phục vụ nhân dân là mục tiêu hàng đầu của công vụ. Là thước đo chủ yếu cho mức độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Ứng xử đúng mực, phù hợp với đối tượng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể sẽ tạo ra sự gần gũi, chia sẻ, thân thiện trong tiếp xúc giải quyết công việc, thực hiện nhiệm vụ được giao. Quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp đã được kế thừa truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, từ lời khuyên, lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với các ngành như: Công an, Quân đội, Y tế, Giáo dục... Đến nay, việc ứng xử đã được xây dựng thành những quy định mang tính bắt buộc nhất là đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; là căn cứ để các cơ quan có thẩm quyền xử lý trách nhiệm khi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm các chuẩn mực xử sự trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội. Qua báo cáo, khảo sát cho thấy các cơ quan, tổ chức, đơn vị đã xây dựng hệ thống nội quy, quy chế khá đầy đủ, quy định về nguyên tắc, trách nhiệm, lề lối làm việc, trình tự giải quyết công việc và quan hệ công tác; nhiều cơ quan, đơn vị đã xây dựng quy chế văn hoá nơi công sở, quy định về sử dụng trang phục, cách đi đứng trong cơ quan, phát ngôn, giao tiếp và thái độ xử sự của cán bộ, công chức, viên chức khi tiếp xúc trao đổi với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp, với nhân dân trong quan hệ giao tiếp, liên hệ giải quyết công việc...

Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức một cách thường xuyên sẽ giúp cho người cán bộ, công chức, viên chức luôn tự tu dưỡng, giữ gìn bản thân mình về phẩm chất, đạo đức, lối sống. Và như vậy, việc chấp hành các quy định của pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức luôn được kiểm soát không chỉ bằng các quy chế, quy định, sự giám sát của nhân dân... mà còn bằng chính ý thức tự giác và sự gương mẫu của bản thân mỗi cán bộ, công chức, viên chức, làm hạn chế cơ hội phát sinh tư tưởng tham nhũng.

Cơ quan có thẩm quyền ban hành quy tác ứng xử,quy tắc đạo đức nghề nghiệp là :

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong cơ quan, ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

2. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành quy tắc ứng xử của Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên và cán bộ, công chức, viên chức khác trong cơ quan Toà án, Viện kiểm sát.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; phối hợp với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong tổ chức này.

Câu 5: Anh (chị) hãy cho biết trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng?  
               
Trả lời:

Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức,đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng  :

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi(1). Do đó, có thể thấy trên thực tế, các đối tượng bị xử lý về hành vi tham nhũng chủ yếu là cán bộ, đảng viên sinh hoạt ở tổ chức đảng nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc khi xem xét, xử lý người có hành vi tham nhũng bao gồm phải xem xét cả về Đảng và chính quyền. Vì vậy, bài viết đặt vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu về “Chế định trách nhiệm người đứng đầu trong PCTN” bao gồm cả các quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong PCTN trên cả phương diện Đảng và chính quyền.
          Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa X) xác định giải pháp quan trọng trong PCTN: “Thực hiện nghiêm quy định về xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng”. Kết luận 21-KL/TW ngày 25-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) tiếp tục nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong công tác PCTN. Luật PCTN năm 2005, tại Chương II, phòng ngừa tham nhũng đã dành Mục 5 quy định “Chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng”. Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 và Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19-12-2013 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách (sau đây gọi là Nghị định 107 và Nghị định 211).
          Như vậy, có thể khẳng định, các văn bản của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng đã chú trọng xác định, quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác PCTN. Một số quốc gia trên thế giới cũng rất coi trọng việc xác định rõ trách nhiệm và xử lý trách nhiệm người đứng đầu, nhất là những người đứng đầu các cơ quan, tổ chức của Đảng và chính quyền có hành vi tham nhũng hoặc phải chịu trách nhiệm về hành vi tham nhũng của cán bộ, nhân viên dưới quyền gây ra, và quy trách nhiệm, xử lý nghiêm khắc người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.Việc xử lý nghiêm khắc trách nhiệm người đứng đầu, theo cách lý giải của là để “làm gương” và “răn đe xã hội”.

Trong một số văn bản của Đảng đã đề cập đến khái niệm người đứng đầu. Chẳng hạn trong Hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (số 09-HD/UBKTTW, ngày 06-6-2013) thực hiện một số điều của Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30-3-2013 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm ghi rõ: Người đứng đầu là người chịu trách nhiệm cao nhất trong các tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chứcthực hiện nhiệm vụ của các tổ chức đó theo chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Đối với các tổ chức hoạt động theo cơ chế tập thể, biểu quyết theo đa số (Ủy ban, Hội đồng quản trị, Hội đồng quản lý…) thì Chủ tịch được coi như là người đứng đầu, Phó Chủ tịch (chuyên trách hoặc không chuyên trách) được coi như là cấp phó của người đứng đầu. Cấp phó của người đứng đầu là người được phân công giúp người đứng đầu phụ trách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức (cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị) phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu về chức trách, nhiệm vụ được giao.
          Nghị định 107 tuy không đưa ra khái niệm người đứng đầu nhưng lại quy định rõ trách nhiệm trực tiếp và trách nhiệm liên đới của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Theo đó, trách nhiệm trực tiếp là trách nhiệm của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ hoặc xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách. Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với hành vi tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực công tác, trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách; của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan có người vi phạm trong trường hợp vụ, việc tham nhũng xảy ra liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị. Về phạm vi, Nghị định 107 áp dụng đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước.

* Trách nhiệm người đứng đầu trong Phòng chống tham nhũng
          Các văn bản của Đảng, Nhà nước xác định rõ: Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm thường xuyên tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.
          Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụ trách. Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị do mình quản lý. Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được loại trừ trong trường hợp họ không thể biết được hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được xem xét miễn hoặc giảm trách nhiệm pháp lý nếu đã thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng; xử lý nghiêm minh, báo cáo kịp thời với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hành vi tham nhũng.
          Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì bị xử lý kỷ luật. Điều 12 Nghị định 211 quy định: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và tương đương; Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nếu để xảy ra vụ việc, vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương mình thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành”. Quy định này là cơ sở để áp dụng pháp luật xử lý trách nhiệm người đứng đầu; đồng thời xác định trách nhiệm chính trị của người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương trong trường hợp để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu về chính trị, kinh tế, xã hội.

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực sự coi trọng công tác Phòng chống tham nhũng là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Gắn việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Tiếp tục quán triệt, thực hiện Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07-6-2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp: “Đi đầu trong đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; sẵn sàng nhận và chịu trách nhiệm khi tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và quyết tâm sửa chữa, khắc phục”.

                                                                  Ngày 02/08/2019

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
Dự báo thời tiết Thanh Hóa