Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
152160

TUYÊN TRUYỀN COVID - 19 (Thứ 3, ngày 04/01/2022)

Ngày 04/01/2022 20:14:21

 TUYÊN TRUYỀN COVID - 19

(Thứ 3, ngày 04/01/2022)

*****

 

Tiến hành các thủ tục để mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 9629 ngày 31/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Công văn nêu rõ, để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm về số lượng vaccine và tiến độ tiêm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo rà soát, cập nhật thường xuyên để kịp thời có giải pháp phù hợp bảo đảm số lượng vaccine đủ tiêm cho các lứa tuổi theo tiến độ được giao; trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, Bộ Y tế tiến hành ngay các thủ tục cần thiết theo quy định để mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

 

Định nghĩa mới nhất về ca bệnh COVID-19: Thế nào được coi là F0, F1?

(BTN ngày 2/1/2022)

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế người được coi là F0 khi có 1 trong 4 yếu tố dịch tễ... Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV2. Người có biểu hiện lâm sàng nghĩ mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1). Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1). Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau: Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền. Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân. Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính./.

 

Không khai báo y tế theo yêu cầu phòng dịch bị phạt đến 3 triệu đồng

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Nghị định 124 quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác. Nếu vi phạm một trong các hành vi trên, người thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Ngoài ra, liên quan đến vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, theo Nghị định 117/2020, người thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng: Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch; Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.../.

 

Thực hiện nghiêm 5K và tiêm vaccine để phòng biến chủng mới Omicron

(BTN Covid – 19, ngày 31/12/2021)

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có biến chủng mới Omicron, các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo tới người dân các giải pháp dự phòng cá nhân, trong đó có thông điệp 5K và tiêm vaccine. Omicron xâm nhập vào Việt Nam không nằm ngoài dự báo. Biến chủng này có tốc độ lây rất nhanh, trên thế giới hiện đã ghi nhận tại hơn 100 nước. Ở Việt Nam, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc chủng này. Vì vậy, các cơ quan chức năng và địa phương phải tiếp tục triển khai quyết liệt hơn các giải pháp phòng, chống dịch như hiện nay để giảm được sự lây lan của dịch bệnh. Vị chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp dự phòng cá nhân, thông điệp 5K và tiêm vaccine, cũng như việc chuẩn bị hệ thống y tế trong trường hợp có số ca mắc có thể tăng cao, tránh bị động.

Khi dịp Tết Nguyên đán sắp tới gần, cùng với biến chủng mới Omicron, chủng Delta vẫn lây lan ở nước ta, do đó, các địa phương cần phải đánh giá nguy cơ dịch ở các cấp độ từ xã, phường trở lên, từ đó xây dựng các kịch bản từ cấp xã, phường, quận huyện, thành phố, tỉnh…“Làm sao đánh giá nguy cơ chính xác, nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, tránh việc đáp ứng không đến nơi đến chốn, thậm chí đáp ứng thái quá, gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân. Các địa phương cũng cần có kịch bản hướng dẫn hoạt động nào được phép, hoạt động nào phải dừng, hoạt động nào cần điều kiện an toàn. Từ đó, phải có kiểm tra giám sát, thậm chí xử phạt quyết liệt hơn để phòng chống dịch", Đối với người dân, cần thực hiện nghiêm 5K, hạn chế đi lại, không tụ tập đông người, hạn chế đông người trong phòng kín; những người đã tiêm vaccine không được chủ quan khi thực hiện các biện pháp phòng dịch./.

 

Người cao tuổi, người có bệnh nền cần làm gì để hạn chế mắc COVID-19?

(File Covid – 19, ngày 23/12/2021)

Người trên 50 tuổi đặc biệt là trên 65 tuổi và người có bệnh nền là những người thuộc nhóm nguy cơ cần được ưu tiên bảo vệ nhằm hạn chế mắc COVID-19 cũng như giảm khả năng bệnh diễn tiến nặng và tử vong.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ cần thường xuyên rửa tay. Chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Khuyến khích người trong nhóm nguy cơ thường xuyên đeo khẩu trang ngay khi ở nhà. Khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác. Tránh những nơi đông người và tiêm vaccine khi đến lượt để hạn chế nguy cơ mắc COVID-19.

Những người thân, người chăm sóc người trong nhóm nguy cơ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tụ tập. Tiêm vaccine ngay khi đến lượt. Khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19, khai báo ngay với y tế địa phương để được hướng dẫn cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Để sớm phát hiện người thuộc nhóm nguy cơ hoặc người thân, người chăm sóc người trong nhóm nguy cơ có mắc COVID-19 hay không, những người này cần theo dõi sức khỏe hằng ngày. 

Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khướu giác…) thì đến ngay cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tự xét nghiệm COVID-19 hoặc thông báo cho y tế địa phương. Tham gia xét nghiệm tầm soát khi có yêu cầu của ngành y tế.

Khi người thuộc nhóm nguy mắc COVID-19, cần thông báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú để được theo dõi và cấp phát ngay thuốc kháng vi rút (gói thuốc C) và thuốc hạ sốt, nâng đỡ thể trạng (gói thuốc A); thuốc kháng viêm, kháng đông (gói thuốc B) cho người F0. Tuân thủ chỉ định điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

 

Khi tự test nhanh cho kết quả dương tính, người dân cần xử trí như thế nào?

(File Covid – 19, ngày 23/12/2021)

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc trong cộng đồng, người dân có xu hướng tự mua test nhanh tại nhà để làm xét nghiệm cho mình.

Với những người test nhanh dương tính tại nhà, không nên hoảng hốt tự đi đến các bệnh viện để khám, gây nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, mà cần làm ngay các việc sau:

- Khẩn trương khai báo với y tế phường, Trung tâm Y tế nơi bệnh nhân sinh sống để được báo với CDC Hà Nội.

- Trong thời gian chờ đợi phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ y tế phương để xem mình có triệu chứng gì, có nặng hay không để được can thiệp y tế kịp thời.

- Trong thời gian đó, nếu không có gì thay đổi, người dân vẫn phải chờ kết quả PCR; khi có kết quả, nếu người đó được khẳng định dương tính, cán bộ y tế phường sẽ hướng dẫn phân tầng, chuyển tới nơi thu dung để bệnh nhân được điều trị đúng tầng, tránh quá tải cho cơ sở y tế.

Bác sĩ cũng khuyến cáo: Trong thời gian chờ được xử lý sau khi phát hiện dương tính, người dân bình tĩnh, tự theo dõi, lắng nghe cơ thể mình theo cách sau: Đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo chỉ số oxy trong máu (SpO2) bằng thiết bị kẹp đầu ngón tay, theo dõi các cảm giác như tức ngực, khó thở... Nếu có bất thường cần báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn kịp thời.

 

                       Nguồn từ đài phát thành & truyền hình Cẩm Thuỷ

TUYÊN TRUYỀN COVID - 19 (Thứ 3, ngày 04/01/2022)

Đăng lúc: 04/01/2022 20:14:21 (GMT+7)

 TUYÊN TRUYỀN COVID - 19

(Thứ 3, ngày 04/01/2022)

*****

 

Tiến hành các thủ tục để mua vaccine cho trẻ 5-11 tuổi

Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 9629 ngày 31/12/2021 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

Công văn nêu rõ, để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19, trong đó có nhiệm vụ bảo đảm về số lượng vaccine và tiến độ tiêm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến chỉ đạo như sau:

Đồng chí Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo rà soát, cập nhật thường xuyên để kịp thời có giải pháp phù hợp bảo đảm số lượng vaccine đủ tiêm cho các lứa tuổi theo tiến độ được giao; trực tiếp chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ này.

Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt về chủ trương, Bộ Y tế tiến hành ngay các thủ tục cần thiết theo quy định để mua vaccine cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.

 

Định nghĩa mới nhất về ca bệnh COVID-19: Thế nào được coi là F0, F1?

(BTN ngày 2/1/2022)

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế người được coi là F0 khi có 1 trong 4 yếu tố dịch tễ... Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR). Người tiếp xúc gần (F1) và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV2. Người có biểu hiện lâm sàng nghĩ mắc COVID-19 (ca bệnh nghi ngờ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với vi rút SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1). Người có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 với virus SARS-CoV-2 và có yếu tố dịch tễ (không bao gồm F1). Sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên với virus SARS-CoV-2 phải thuộc danh mục được Bộ Y tế cấp phép. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa. Người tiếp xúc gần (F1) là một trong số các trường hợp sau: Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền. Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân. Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính./.

 

Không khai báo y tế theo yêu cầu phòng dịch bị phạt đến 3 triệu đồng

Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, Nghị định 124 quy định cụ thể hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế, bao gồm: đeo khẩu trang, sát khuẩn, giữ khoảng cách, khai báo y tế và các biện pháp khác. Nếu vi phạm một trong các hành vi trên, người thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng.

Ngoài ra, liên quan đến vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch, theo Nghị định 117/2020, người thực hiện một trong các hành vi sau sẽ bị phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng: Che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch; Không thực hiện hoặc từ chối thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế trong vùng có dịch; Không tham gia chống dịch theo quyết định huy động của Ban Chỉ đạo chống dịch; Thu tiền khám và điều trị đối với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.../.

 

Thực hiện nghiêm 5K và tiêm vaccine để phòng biến chủng mới Omicron

(BTN Covid – 19, ngày 31/12/2021)

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19, trong đó có biến chủng mới Omicron, các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo tới người dân các giải pháp dự phòng cá nhân, trong đó có thông điệp 5K và tiêm vaccine. Omicron xâm nhập vào Việt Nam không nằm ngoài dự báo. Biến chủng này có tốc độ lây rất nhanh, trên thế giới hiện đã ghi nhận tại hơn 100 nước. Ở Việt Nam, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận các ca mắc chủng này. Vì vậy, các cơ quan chức năng và địa phương phải tiếp tục triển khai quyết liệt hơn các giải pháp phòng, chống dịch như hiện nay để giảm được sự lây lan của dịch bệnh. Vị chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp dự phòng cá nhân, thông điệp 5K và tiêm vaccine, cũng như việc chuẩn bị hệ thống y tế trong trường hợp có số ca mắc có thể tăng cao, tránh bị động.

Khi dịp Tết Nguyên đán sắp tới gần, cùng với biến chủng mới Omicron, chủng Delta vẫn lây lan ở nước ta, do đó, các địa phương cần phải đánh giá nguy cơ dịch ở các cấp độ từ xã, phường trở lên, từ đó xây dựng các kịch bản từ cấp xã, phường, quận huyện, thành phố, tỉnh…“Làm sao đánh giá nguy cơ chính xác, nguy cơ đến đâu đáp ứng đến đó, tránh việc đáp ứng không đến nơi đến chốn, thậm chí đáp ứng thái quá, gây ảnh hưởng tới đời sống xã hội của người dân. Các địa phương cũng cần có kịch bản hướng dẫn hoạt động nào được phép, hoạt động nào phải dừng, hoạt động nào cần điều kiện an toàn. Từ đó, phải có kiểm tra giám sát, thậm chí xử phạt quyết liệt hơn để phòng chống dịch", Đối với người dân, cần thực hiện nghiêm 5K, hạn chế đi lại, không tụ tập đông người, hạn chế đông người trong phòng kín; những người đã tiêm vaccine không được chủ quan khi thực hiện các biện pháp phòng dịch./.

 

Người cao tuổi, người có bệnh nền cần làm gì để hạn chế mắc COVID-19?

(File Covid – 19, ngày 23/12/2021)

Người trên 50 tuổi đặc biệt là trên 65 tuổi và người có bệnh nền là những người thuộc nhóm nguy cơ cần được ưu tiên bảo vệ nhằm hạn chế mắc COVID-19 cũng như giảm khả năng bệnh diễn tiến nặng và tử vong.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ cần thường xuyên rửa tay. Chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết. Khuyến khích người trong nhóm nguy cơ thường xuyên đeo khẩu trang ngay khi ở nhà. Khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách tiếp xúc an toàn với người khác. Tránh những nơi đông người và tiêm vaccine khi đến lượt để hạn chế nguy cơ mắc COVID-19.

Những người thân, người chăm sóc người trong nhóm nguy cơ cần rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tụ tập. Tiêm vaccine ngay khi đến lượt. Khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19, khai báo ngay với y tế địa phương để được hướng dẫn cách ly, xét nghiệm, điều trị.

Để sớm phát hiện người thuộc nhóm nguy cơ hoặc người thân, người chăm sóc người trong nhóm nguy cơ có mắc COVID-19 hay không, những người này cần theo dõi sức khỏe hằng ngày. 

Nếu có triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (sốt, ho, đau họng, rát họng, sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi, đau mỏi người, đau cơ, mất vị giác, mất khướu giác…) thì đến ngay cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tự xét nghiệm COVID-19 hoặc thông báo cho y tế địa phương. Tham gia xét nghiệm tầm soát khi có yêu cầu của ngành y tế.

Khi người thuộc nhóm nguy mắc COVID-19, cần thông báo ngay cho trạm y tế nơi cư trú để được theo dõi và cấp phát ngay thuốc kháng vi rút (gói thuốc C) và thuốc hạ sốt, nâng đỡ thể trạng (gói thuốc A); thuốc kháng viêm, kháng đông (gói thuốc B) cho người F0. Tuân thủ chỉ định điều trị theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

 

Khi tự test nhanh cho kết quả dương tính, người dân cần xử trí như thế nào?

(File Covid – 19, ngày 23/12/2021)

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca mắc trong cộng đồng, người dân có xu hướng tự mua test nhanh tại nhà để làm xét nghiệm cho mình.

Với những người test nhanh dương tính tại nhà, không nên hoảng hốt tự đi đến các bệnh viện để khám, gây nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng, mà cần làm ngay các việc sau:

- Khẩn trương khai báo với y tế phường, Trung tâm Y tế nơi bệnh nhân sinh sống để được báo với CDC Hà Nội.

- Trong thời gian chờ đợi phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ y tế phương để xem mình có triệu chứng gì, có nặng hay không để được can thiệp y tế kịp thời.

- Trong thời gian đó, nếu không có gì thay đổi, người dân vẫn phải chờ kết quả PCR; khi có kết quả, nếu người đó được khẳng định dương tính, cán bộ y tế phường sẽ hướng dẫn phân tầng, chuyển tới nơi thu dung để bệnh nhân được điều trị đúng tầng, tránh quá tải cho cơ sở y tế.

Bác sĩ cũng khuyến cáo: Trong thời gian chờ được xử lý sau khi phát hiện dương tính, người dân bình tĩnh, tự theo dõi, lắng nghe cơ thể mình theo cách sau: Đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo chỉ số oxy trong máu (SpO2) bằng thiết bị kẹp đầu ngón tay, theo dõi các cảm giác như tức ngực, khó thở... Nếu có bất thường cần báo với nhân viên y tế để được hướng dẫn kịp thời.

 

                       Nguồn từ đài phát thành & truyền hình Cẩm Thuỷ

Dự báo thời tiết Thanh Hóa