
Ý kiến thăm dò
HỎI ĐÁP VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NỘI DUNG
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chương trình trọng tâm đã được thông qua trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cẩm Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025). Cụ thể là "Xây dựng và nâng cao chất lượng, tính bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới", với chỉ tiêu " xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2021".
THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ CẨM YÊN ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2021
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chương trình trọng tâm đã được thông qua trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cẩm Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025). Cụ thể là "Xây dựng và nâng cao chất lượng, tính bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới", với chỉ tiêu " xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2021".
Để thực hiện thắng lợi chương trình trọng tâm và chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025); Xã Cẩm Yên quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2021; Nhằm phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong xã về những nội dung liên quan đến xây dựng NTM trên địa bàn xã trong thời gian tới, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Yên ban hành: nội dung hỏi đáp về xây dựng Nông thôn mới và nội dung thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Cẩm Yên để cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã tổ chức thực hiện.
A. HỎI ĐÁP VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:
Câu 1: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là gì?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Câu 2: Vì sao phải tiến hành xây dựng nông thôn mới?
Trả lời: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản còn thấp, bảo quản chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc...
Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới.
Câu 3: Ai giữ vai trò nòng cốt, chủ thể trong xây dựng nông thôn mới?
Trả lời:Xây dựng nông thôn mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho nông dân. Vì vậy, người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng. Đóng góp công sức, tiền của để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn với khen thưởng.
Câu 4: Vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện như thế nào?
Trả lời: Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM được thể hiện như sau:
- Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình ở thôn, xã.
- Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau thật thiết thực và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
- Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
- Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm.
- Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn.
- Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Câu 5: Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trả lời:Có 4 nguyên tắc xây dựng nông thôn mới như sau:
Một là, xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Hai là, thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Ba là, được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
Bốn là, Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
Câu 6: Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải làm những gì?
Trả lời:Xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, có 5 nhóm công việc cần phải làm đó là:
1) Tuyên truyền, vận động, lập quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả.
2) Chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào... để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
3) Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.
4) Phát triển sản xuất, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
5) Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá và đảm bảo an ninh nông thôn.
Câu 7: Để được công nhận xã nông thôn mới căn cứ vào những tiêu chí nào?
Trả lời: Để được công nhận xã nông thôn mới căn cứ vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Tiêu chí 1: Quy hoạch.
Tiêu chí 2: Giao thông.
Tiêu chí 3: Thủy lợi.
Tiêu chí 4: Điện.
Tiêu chí 5: Trường học.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa.
Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Tiêu chí 8: Bưu điện.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư.
Tiêu chí 10: Thu nhập.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất.
Tiêu chí 14: Giáo dục.
Tiêu chí 15: Y tế.
Tiêu chí 16: Văn hóa.
Tiêu chí 17: Môi trường.
Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh.
Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội.
Câu 8: Xã Cẩm Yên đề ra mục tiêu phấn đấu trong xây dựng nông thôn mới trong năm 2021 như thế nào?
Trả lời: Xã Cẩm Yên phấn đấu đạt chuẩn xã NTM trong năm 2021. Cụ thể như sau:
Tiếp tục quan tâm củng cố, giữ vững và nâng cao 17 tiêu chí đã đạt là: 1 - Quy Hoạch, 2 - Giao thông, 3 -Thủy Lợi, 4 - Điện, 5 - Trường học, 6 - Cơ sở vật chất văn hóa, 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 8 - Thông tin và truyền thông, 9 - Nhà ở dân cư, 10 - Thu nhập, 11 - Hộ nghèo, 12 - Lao động có việc làm, 13 - Tổ chức sản xuất, 14 - giáo dục và đào tạo, 15 - Y tế, 16 – Văn hóa, 18 - Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, 19 - Quốc phòng – an ninh.
Phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí chưa đạt là: 6 - Cơ sở vật chất văn hóa, 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm, và phấn đấu về đích xã NTM cuối năm 2021.
Câu 9: Trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Trả lời: Xây dựng nông thôn mới là "của dân, do dân và phục vụ lợi ích vì nhân dân". Do đó, nhân dân có trách nhiệm:
- Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
- Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; động viên con em trong độ tuổi đi học đến trường và học hành chăm chỉ, không có tình trạng bỏ học giữa chừng.
- Chỉnh trang nơi ở của gia đình như: nhà ở sạch sẽ, có nước sạch để dùng, có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, bố trí chăn nuôi hợp lý (không nên làm truồng trại chăn nuôi trước cổng nhà, bố trí quy hoạch trong khuân viên đất hợp lý, hố phân thải được xây bao quanh, có mái che); đảm bảo vệ sinh môi trường; cải tạo vườn tạp, ao hồ, làm tường rào quanh nhà để tạo cảnh quan đẹp; có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, giữ đường thôn, ngõ xóm trước nhà sạch, đẹp; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương mình.
- Cùng cộng đồng dân cư chủ động đề xuất với Chính quyền địa phương những công việc cần làm trước, những việc cần làm sau để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
- Tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới và vận động cộng đồng cùng tham gia với Nhà nước để xây dựng nông thôn mới.
- Tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã, tổ chức nhóm hộ trực tiếp nhận xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
Câu 10: Trong xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trả lời: Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng.
- Tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào quy hoạch, đề án xây dựng NTM chung của xã.
- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn như: đường giao thông, đường điện thắp sáng, xây dựng, tu sửa nhà văn hóa thôn...
- Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua như: Cải tạo ao, vườn, chỉnh trang nhà vườn để có cảnh quan đẹp. Hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải...
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo.
- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn.
Câu 11: Đối với xã Cẩm Yên đạt tiêu chí giao thông phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
a) Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%.
b) Đường trục thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ 70%;
c) Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, tỷ lệ cứng hóa đạt tỷ lệ 70%;
d) Đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tỷ lệ 70%.
Câu 12: Để đạt tiêu chí về giao thông, xã, thôn và nhân dân cần làm những gì?
Trả lời: Xã, thôn phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế để xác định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Đối với đường thiết yếu khi xây dựng mới thì phải đạt chuẩn theo quy định, đối với đường không thiết yếu thì chỉ cần cắm mốc quản lý theo quy hoạch, khi có điều kiện về nguồn lực thì cứng hóa theo quy định. Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời bổ sung các điểm tránh xe để tạo thuận lợi cho phương tiện lưu thông.
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong thời gian qua, phong trào nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để cùng với các thôn trong xã hoàn thành về tiêu chí giao thông diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Nhân dân không chỉ tham gia đóng góp công, tiền của mà còn vận động con cháu, bà con láng giềng tích cực hưởng ứng phong trào này.
Câu 13: Yêu cầu của xã khi đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa?
Trả lời: Xã được công nhận đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
Một là, có hội trường văn hóa đa năng, các phòng chức năng, sân bóng đá, trang thiết bị và tổ chức các hoạt động đạt chuẩn.
Hai là:100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn.
Hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa không những góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn là điều kiện tiên quyết để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa theo định hướng; thu hút người dân tham gia vào các hoạt động tích cực; đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu lợi dụng nhằm mục đích xấu của các thế lực thù địch. Qua đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ; đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững của cộng đồng dân cư và xã hội.
Câu 17: Yêu cầu về nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng gồm những tiêu chí nào?
Trả lời: Nhà ở nông thôn phải bảo đảm "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Tùy điều kiện thực tế, các nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương, bảo đảm thời hạn sử dụng, phù hợp với tập quán, văn hoá và điều kiện của người dân tại địa phương.
Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...) phải được bố trí bảo đảm vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng vùng miền. Khuyến khích nhà ở dân cư nông thôn có tường rào, cổng ngõ xanh, sạch, đẹp (tường rào, cổng ngõ xây bằng bê tông, gạch hoặc tường rào mềm bằng cây xanh,...).
Câu 18: Nhân dân cần làm gì để góp phần cùng địa phương đạt chuẩn về Tiêu chí thu nhập?
Trả lời: Mục đích chính của xây dựng NTM chính là nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, mỗi người dân cần phải mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, quyết tâm vươn lên làm giàu một cách hợp pháp cho bản thân, gia đình và cũng chính là làm giàu cho xã hội; cần mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia xuất khẩu lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh gây ra; đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, nhân dân phải tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị....về chuyển giao các tiến bộ khoa học về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt theo hướng dẫn ngành chuyên môn cấp trên...
Câu 19: Thế nào là xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên?
Trả lời: Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.
Để tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, Trung tâm HTCĐ cần phối hợp với các ngành chức năng có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động. Hiện nay, phần lớn lao động ở nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, năng suất, giá trị lao động thấp.
Để đảm bảo có việc làm thường xuyên, ổn định, ngoài trách nhiệm của Đảng, nhà nước, nhân dân cần phải mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ khác như: kinh doanh, buôn bán, may mặc, nghề thủ công như cơ khí, sản xuất gạch không nung, mộc, xây dựng...
Câu 20: Thế nào là xã đạt tiêu chí văn hóa?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% số thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" liên tục từ 03 năm trở lên.
Riêng năm 2021, xã đạt tiêu chí văn hoá khi có từ 70% số thôn trở lên đạt chuẩn "Thôn văn hoá" trong 2 năm liền (năm 2018 và năm 2021).
Hằng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo việc đánh giá danh hiệu "Thôn văn hóa" và quyết định công nhận thôn đạt danh hiệu "Thôn Văn hóa"; công bố và báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh danh sách các thôn trên địa bàn được công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" để làm cơ sở cho việc xét, công nhận đạt chuẩn tiêu chí văn hóa.
Để cùng địa phương thực hiện tiêu chí này, nhân dân phải tích cực tham gia thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào"chung sức xây dựng nông thôn mới", bao gồm các nội dung thi đua: sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo, "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền", "nuôi con khỏe, dạy con ngoan", "gia đình, dòng họ hiếu học" ...Các gia đình thường xuyên nhắc nhở các thành viên chăm lo xây dựng gia đình hòa thuận; đoàn kết tương trợ trong cộng đồng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống kỷ cương, giao tiếp ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước của địa phương. Từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống được đề cao phát huy, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Xây dựng gia đình văn hóa trong xây dựng nông thôn mới là sự vun bồi cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại, làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân. Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Sự quyết tâm, đồng thuận ấy sẽ giúp phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.
Câu 21: Thế nào là xã đạt tiêu chí môi trường?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:
Một là, tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%.
Hai là, 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn có hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục).
Ba là, đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường. Cụ thể là: đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội;
Bốn là, nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Nghĩa trang nhân dân nằm trong quy hoạch xây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt; có quy chế quản lý nghĩa trang; việc chôn cất được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại;
Năm là, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Nhà vệ sinh, nhà tắm hộ gia đình đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước xung quanh. Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống cống, rãnh tiêu thoát nước thải, thường xuyên được khơi thông, không gây ứ đọng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Xã có hợp tác xã hoặc tổ dịch vụ vệ sinh môi trường hoặc ký hợp đồng với tổ chức, các nhân có chức năng thu gom, xử lý chất thải định kỳ; tổ chức thu gom, xử lý rác thải theo quy định; có bãi tập kết, chôn lấp rác thải hoặc lò đốt tập trung theo quy mô xã, liên xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý, sử dụng hiệu quả.
Câu 22: Nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải tại nhà?
Trả lời: Rác thải trong sinh hoạt có 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
- Rác thải hữu cơ: là những rác thải có nguồn gốc từ sinh vật, chúng nhanh phân hủy trong môi trường như cây cỏ, thức ăn thừa, xác động thực vật...
- Rác thải vô cơ: là những rác thải không thể phân hủy hoặc khó phân hủy trong môi trường như: giấy, vỏ nhựa, thủy tinh, kim loại, cát, sạn...
Để thu gom, xử lý tốt rác thải tại nhà, mỗi gia đình cần phải có 2 giỏ đựng rác khác màu, một giỏ đựng rác thải hữu cơ và một giỏ đựng rác thải vô cơ.
Vì chất thải hữu cơ mau phân hủy, gây hôi thối nên hàng ngày phải đưa giỏ đựng rác thải hữu cơ vào hố chôn tại chỗ trong vườn nhà. Hố chôn phải có nắp đậy kín để nước không chảy vào, mùi hôi không bay ra. Rác thải trong hố chôn sau thời gian sẽ phân hủy hoàn toàn, sử dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Đối với giỏ đựng rác thải vô cơ, khi rác đầy giỏ thì bà con có thể phân làm 2 loại: Các loại giấy, nhựa, kim loại...dùng để bán phế liệu, các loại còn lại như thủy tinh, đá sạn... thi thu gom để ở nơi quy định trong vườn nhà.
Xã hội càng phát triển, lượng rác thải càng nhiều, là mối đe dọa thực sự đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy việc thu gom, xử lý rác thải tại gia đình, nơi sản xuất là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quyết định nhằm bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và cũng chính là góp phần cùng địa phương đạt chuẩn về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Câu 23: Thế nào là xã đạt chuẩn về tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội khi đạt 04 chỉ tiêu sau:
Một là, Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền; phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật; khiếu kiện đông người kéo dài. Chỉ tiêu này được hiểu như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động chống Đảng, chính quyền có nhĩa là: những hành vi được thể hiện bằng lời nói, hành động đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chống lại chính quyền nhân dân, vi phạm Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có lời nói, viết: Đòi xóa bỏ chế độ XHCN tại Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng, tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách đoàn kết tôn giáo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. Có hành động: Tập hợp lực lượng thành lập tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tình trái pháp luật, hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân, tiến hành hoạt động thu thập tin tức tình báo, gián điệp, tiến hành khủng bố, phá hoại,...
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động phá hoại kinh tế, nghĩa là: Phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của Đảng, Nhà nước và của địa phương; phá hoại các công trình, mục tiêu về an ninh - quốc phòng trên địa bàn; phá hoại cơ sở, vật chất hạ tầng kỹ thuật như: Cầu cống, hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, truyền thông,...; phá hoại các cơ sở vật chất, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Các di tích lịch sử, đình chùa, miếu mạo, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa; lễ hội, các phong tục tốt đẹp của dân tộc,...
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động truyền đạo trái pháp luật, nghĩa là: hành vi tuyên truyền, phát triển tôn giáo trái với chủ trương, chính sách của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về tôn giáo; đối tượng có hoạt động tôn giáo trái phép là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam.
- Khiếu kiện đông người kéo dài, nghĩa là: việc lôi kéo tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến thực thi chính sách, pháp luật gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, các vụ việc này thường dây dưa kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm. Nếu không được giải quyết hợp lý, dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người có thể trở thành "điểm nóng" phức tạp về an ninh trật tự.
Hai là, Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu này được hiểu là:
- Tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội: Tại khu vực đó bọn tội phạm hoạt động liên tục trong một thời gian dài, có thể nhiều loại tội phạm cùng hoạt động như trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự công cộng, bảo kê,... coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, nếu không có sự ra tay quyết liệt của các cơ quan chức năng thì không thể giải quyết ổn định tình hình.
- Tệ nạn xã hội: Là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội như: Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín,...
Ba là, Trên 70% số thôn được công nhận đạt chuẩn an ninh, trật tự.
Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định công nhận thôn đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự".
Bốn là, Hằng năm công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.
Trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, 19 tiêu chí đều có mối quan hệ khắng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Để đạt chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới cần có sự đồng lòng, vào cuộc của nhân dân và của cả hệ thống chính trị; trong đó nhân dân là nòng cốt, là chủ thể có vai trò quyết định. Tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Yên quyết tâm xây dựng thành công xã nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
B. NHỮNG VIỆC TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN
I. ĐỐI VỚI CÁC THÔN TRONG XÃ:
1. Công tác tuyên truyền: Cán bộ từ Ban chấp hành chi ủy, các đoàn thể, các tổ an ninh xã hội cần nắm rõ nội dung cần thực hiện trong xây dựng nông thôn mới để tuyên truyền đến hội viên và toàn thể nhân dân thực hiện.
2. Công tác phân công: Phân công cán bộ đảng viên, cán bộ đoàn thể phụ trách đến từng hộ, tuyên truyền chủ trương, những nhiệm vụ cần làm. (Thực hiện trong tháng 11/2020).
3. Nhà văn hóa thôn: Tu sửa nhà văn hóa: sơn hoặc ve; ghế ngồi; cụm tin tuyên truyền; tường rào; kẻ vẽ sân thể thao). (Thực hiện trong tháng 12/2020).
4. Nhà ở nhân dân: Phấn đấu xây dựng mới hoặc tu sửa, bố trí hợp lý, luôn vệ sinh sạch sẽ, xắp xếp đồ đạc gọn gàng.
5. Công trình phụ: Nhà vệ sinh khuyến khích xây dựng bồn dội nước; Nước thải sinh hoạt không để chảy tràn ra vườn mà xây bể thu gom tự thấm hoặc dùng cống giếng có nắp đậy.
6. Xử lý rác thải: Mỗi hộ có 1 lò đốt rác diện tích tối thiểu 0,8m2, chiều cao tối thiểu 0,8m để thu rác thải có thể đốt như: túi bóng ni lông, hộp sữa, đồ nhựa, giấy vụn. Và phân được rác thải có thể phân hủy để chôn lấp (như thức ăn, thực phẩm dư thừa, rau củ quả dư thừa…), thu gom để gọn gàng chất thải có thể tái chế như: chai lọ bằng nhựa, các dụng vật dụng bằng kim loại như sắt thép các loại máy móc hư hỏng.
7. Vườn hộ và bờ rào: Quy hoạch vị trí trồng rau, vị trí trồng cây ăn quả không để vườn tạp hoang hóa; Bờ rào xây gạch hoặc trồng cây rào bằng cây được cắt tỉa (các hộ liền kề nên xây, làm thống nhất đảm bảo thẩm mỹ, có báo cáo với thôn, không lấn chiếm hành lang đường, xây làm sau nên nêu cao trách nhiệm chung là hiến đất mở rộng tối thiểu đường rộng 7m.
(Phần việc này tuyên truyền vận động thực hiện từ nay (tháng 11/2020), hoàn thành chậm nhất (tháng 5/2021). Cán bộ đảng viên, cán bộ các đoàn thể, tổ trưởng tổ phó tổ ANXH gương mẫu làm trước.
8. Đường điện thắp sáng: Vận động các tổ ANXH, nhóm hộ làm đường điện thắp sáng các thôn còn lại (tập trung thôn 102b cũ, thôn Trâm Lụt). (Thực hiện từ tháng 12/2020 đến trước tết nguyên đán).
9. Làm đường giao thông: (bê tông đã đăng ký) xong trước 25/12/2020; Phát dọn hành lang đường; tuyên truyền hiến đất mở rộng đường giao thông liên thôn, ngõ xóm.
10. Đường hoa cây cảnh: Tuyên truyền vận động các hộ dọc đường trục chính trong thôn trồng hoa, bồn hoa trước nhà. Huy động hội viên các đoàn thể trồng hoa, làm đường hoa khu nhà văn hóa, đường trục chính của thôn. (Thời gian thực hiện từ tháng 12, thời gian cao điểm sau tết nguyên đán vào tháng 1 âm lịch).
II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ HOÀN THIỆN THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CỦA XÃ:
1. Tu sửa Đài tưởng niệm ghi tên các liệt sỹ xã.
2. Kè bờ Sông Mã 230m chiều dài khu vực trường Mầm non (hoàn thành trong tháng 4/2021).
3. Xây dựng công sở xã (dự kiến hoàn thành tháng 11/2021).
4. Xây dựng sân vận động trung tâm văn hóa xã (dự kiến hoàn thành tháng 8/2021).
5. Quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp rác thải tập trung (dự kiến hoàn thành tháng 5/2021).
6. Làm cổng trào qua đường 518B (5 cổng dự kiến hoàn thành trước tháng 9/2021).
7. Xây dựng tuyến đường 200m chiều dài vào vị công sở mới.
8. Hoàn thiện hồ sơ các tiêu chí đề nghị Ban điều phối NTM của tỉnh thẩm định (tháng 8/2021)./.
| Vũ Văn Chuyền – Phó Ban chỉ đạo, Trưởng Ban quản lý xây dựng NTM xã Cẩm Yên
|
Tin cùng chuyên mục
-
Bài tuyên truyền người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng, trừ sâu bệnh đã đạt hiệu quả tốt, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản
25/03/2025 08:30:10 -
Hội nghị vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông từ Cẩm Yên đi Cẩm Tâm tại thôn Trâm Lụt
21/01/2025 10:47:08 -
Thực hiện nâng cao tiêu chí tiêu chí giao thông trong xây dựng nông thôn mới
09/01/2025 10:08:14 -
CÔNG AN XÃ CẨM YÊN HỖ TRỢ GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN
19/08/2024 07:47:42
HỎI ĐÁP VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ NỘI DUNG
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chương trình trọng tâm đã được thông qua trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cẩm Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025). Cụ thể là "Xây dựng và nâng cao chất lượng, tính bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới", với chỉ tiêu " xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2021".
THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHÍ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
XÃ CẨM YÊN ĐẾN THÁNG 10 NĂM 2021
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chương trình trọng tâm đã được thông qua trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Cẩm Yên lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025). Cụ thể là "Xây dựng và nâng cao chất lượng, tính bền vững của chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới", với chỉ tiêu " xã đạt tiêu chí nông thôn mới năm 2021".
Để thực hiện thắng lợi chương trình trọng tâm và chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2020-2025); Xã Cẩm Yên quyết tâm đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2021; Nhằm phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân trong xã về những nội dung liên quan đến xây dựng NTM trên địa bàn xã trong thời gian tới, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Yên ban hành: nội dung hỏi đáp về xây dựng Nông thôn mới và nội dung thực hiện các tiêu chí xây dựng Nông thôn mới xã Cẩm Yên để cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã tổ chức thực hiện.
A. HỎI ĐÁP VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:
Câu 1: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là gì?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng. Với mục tiêu toàn diện: xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh - trật tự; tăng cường hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Câu 2: Vì sao phải tiến hành xây dựng nông thôn mới?
Trả lời: Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ một cách toàn diện; có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản còn thấp, bảo quản chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc...
Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới.
Câu 3: Ai giữ vai trò nòng cốt, chủ thể trong xây dựng nông thôn mới?
Trả lời:Xây dựng nông thôn mới nhằm không ngừng nâng cao đời sống cho nông dân. Vì vậy, người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò là chủ thể, nòng cốt trong xây dựng nông thôn mới. Họ được biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng. Đóng góp công sức, tiền của để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn với khen thưởng.
Câu 4: Vai trò chủ thể của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới được thể hiện như thế nào?
Trả lời: Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM được thể hiện như sau:
- Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông thôn mới cấp xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình ở thôn, xã.
- Tham gia và lựa chọn những công việc gì cần làm trước và việc gì làm sau thật thiết thực và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
- Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các công trình công cộng của thôn, xã.
- Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi công xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm.
- Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng của xã, thôn.
- Tổ chức quản lý, vận hành và bảo dưỡng các công trình sau khi hoàn thành.
Câu 5: Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo những nguyên tắc nào?
Trả lời:Có 4 nguyên tắc xây dựng nông thôn mới như sau:
Một là, xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Hai là, thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Ba là, được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
Bốn là, Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
Câu 6: Thực hiện xây dựng nông thôn mới phải làm những gì?
Trả lời:Xây dựng nông thôn mới gồm 19 tiêu chí, có 5 nhóm công việc cần phải làm đó là:
1) Tuyên truyền, vận động, lập quy hoạch, đề án, kế hoạch xây dựng nông thôn mới thiết thực, hiệu quả.
2) Chỉnh trang khu dân cư, nhà ở, khuôn viên, vườn ao, tường rào... để có cảnh quan đẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn.
3) Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống.
4) Phát triển sản xuất, có nhiều mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác.
5) Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, văn hoá và đảm bảo an ninh nông thôn.
Câu 7: Để được công nhận xã nông thôn mới căn cứ vào những tiêu chí nào?
Trả lời: Để được công nhận xã nông thôn mới căn cứ vào 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
Tiêu chí 1: Quy hoạch.
Tiêu chí 2: Giao thông.
Tiêu chí 3: Thủy lợi.
Tiêu chí 4: Điện.
Tiêu chí 5: Trường học.
Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hóa.
Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Tiêu chí 8: Bưu điện.
Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư.
Tiêu chí 10: Thu nhập.
Tiêu chí 11: Hộ nghèo.
Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên.
Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất.
Tiêu chí 14: Giáo dục.
Tiêu chí 15: Y tế.
Tiêu chí 16: Văn hóa.
Tiêu chí 17: Môi trường.
Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh.
Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội.
Câu 8: Xã Cẩm Yên đề ra mục tiêu phấn đấu trong xây dựng nông thôn mới trong năm 2021 như thế nào?
Trả lời: Xã Cẩm Yên phấn đấu đạt chuẩn xã NTM trong năm 2021. Cụ thể như sau:
Tiếp tục quan tâm củng cố, giữ vững và nâng cao 17 tiêu chí đã đạt là: 1 - Quy Hoạch, 2 - Giao thông, 3 -Thủy Lợi, 4 - Điện, 5 - Trường học, 6 - Cơ sở vật chất văn hóa, 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, 8 - Thông tin và truyền thông, 9 - Nhà ở dân cư, 10 - Thu nhập, 11 - Hộ nghèo, 12 - Lao động có việc làm, 13 - Tổ chức sản xuất, 14 - giáo dục và đào tạo, 15 - Y tế, 16 – Văn hóa, 18 - Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, 19 - Quốc phòng – an ninh.
Phấn đấu hoàn thành 2 tiêu chí chưa đạt là: 6 - Cơ sở vật chất văn hóa, 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm, và phấn đấu về đích xã NTM cuối năm 2021.
Câu 9: Trách nhiệm của người dân trong xây dựng nông thôn mới như thế nào?
Trả lời: Xây dựng nông thôn mới là "của dân, do dân và phục vụ lợi ích vì nhân dân". Do đó, nhân dân có trách nhiệm:
- Tích cực tham gia phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm.
- Có ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
- Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa mới; động viên con em trong độ tuổi đi học đến trường và học hành chăm chỉ, không có tình trạng bỏ học giữa chừng.
- Chỉnh trang nơi ở của gia đình như: nhà ở sạch sẽ, có nước sạch để dùng, có nhà vệ sinh đảm bảo vệ sinh, bố trí chăn nuôi hợp lý (không nên làm truồng trại chăn nuôi trước cổng nhà, bố trí quy hoạch trong khuân viên đất hợp lý, hố phân thải được xây bao quanh, có mái che); đảm bảo vệ sinh môi trường; cải tạo vườn tạp, ao hồ, làm tường rào quanh nhà để tạo cảnh quan đẹp; có trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng, giữ đường thôn, ngõ xóm trước nhà sạch, đẹp; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước khi tham gia giao thông, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của địa phương mình.
- Cùng cộng đồng dân cư chủ động đề xuất với Chính quyền địa phương những công việc cần làm trước, những việc cần làm sau để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều kiện của địa phương.
- Tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới và vận động cộng đồng cùng tham gia với Nhà nước để xây dựng nông thôn mới.
- Tham gia quản lý và giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn xã, tổ chức nhóm hộ trực tiếp nhận xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
Câu 10: Trong xây dựng nông thôn mới, Ban phát triển thôn có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trả lời: Ban phát triển thôn có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến cho người dân hiểu rõ về chủ trương, cơ chế chính sách, phương pháp; các quyền lợi và nghĩa vụ của người dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng NTM. Triệu tập các cuộc họp, tập huấn đối với người dân theo đề nghị của các cơ quan tư vấn, tổ chức hỗ trợ nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng.
- Tổ chức cho nhân dân tham gia góp ý vào quy hoạch, đề án xây dựng NTM chung của xã.
- Tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng do Ban quản lý xã giao nằm trên địa bàn thôn như: đường giao thông, đường điện thắp sáng, xây dựng, tu sửa nhà văn hóa thôn...
- Tổ chức vận động nhân dân tham gia phong trào thi đua như: Cải tạo ao, vườn, chỉnh trang nhà vườn để có cảnh quan đẹp. Hướng dẫn và quản lý vệ sinh môi trường trong thôn; cải tạo hệ thống tiêu, thoát nước; trồng cây xanh nơi công cộng, xử lý rác thải...
- Tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao, chống các hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa trong phạm vi thôn và tham gia các phong trào thi đua do xã phát động.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ các hộ nghèo và giúp đỡ nhau phát triển kinh tế tăng thu nhập, giảm nghèo.
- Tự giám sát cộng đồng các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn thôn. Thành lập các nhóm quản lý, vận hành và duy tu, bảo dưỡng các công trình sau khi nghiệm thu bàn giao.
- Đảm bảo an ninh, trật tự thôn xóm; Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, nội quy phát triển thôn.
Câu 11: Đối với xã Cẩm Yên đạt tiêu chí giao thông phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí giao thông khi đáp ứng đủ 04 yêu cầu:
a) Đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tỷ lệ 100%.
b) Đường trục thôn được cứng hoá đạt tỷ lệ 70%;
c) Đường ngõ, xóm được cứng hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, tỷ lệ cứng hóa đạt tỷ lệ 70%;
d) Đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt tỷ lệ 70%.
Câu 12: Để đạt tiêu chí về giao thông, xã, thôn và nhân dân cần làm những gì?
Trả lời: Xã, thôn phải căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế để xác định công trình ưu tiên, lộ trình thực hiện cho phù hợp. Đối với đường thiết yếu khi xây dựng mới thì phải đạt chuẩn theo quy định, đối với đường không thiết yếu thì chỉ cần cắm mốc quản lý theo quy hoạch, khi có điều kiện về nguồn lực thì cứng hóa theo quy định. Đối với đường đang sử dụng: Nơi nào mặt đường hẹp, không thể mở rộng theo quy định thì có thể cải tạo, tận dụng tối đa diện tích 2 bên để mở rộng mặt đường, đồng thời bổ sung các điểm tránh xe để tạo thuận lợi cho phương tiện lưu thông.
Với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, trong thời gian qua, phong trào nhân dân hiến đất, cây cối, vật kiến trúc để cùng với các thôn trong xã hoàn thành về tiêu chí giao thông diễn ra sôi nổi, rộng khắp. Nhân dân không chỉ tham gia đóng góp công, tiền của mà còn vận động con cháu, bà con láng giềng tích cực hưởng ứng phong trào này.
Câu 13: Yêu cầu của xã khi đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa?
Trả lời: Xã được công nhận đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa khi đáp ứng đủ 02 yêu cầu:
Một là, có hội trường văn hóa đa năng, các phòng chức năng, sân bóng đá, trang thiết bị và tổ chức các hoạt động đạt chuẩn.
Hai là:100% thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt chuẩn.
Hoàn thành tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa không những góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, mà còn là điều kiện tiên quyết để tổ chức, hướng dẫn các hoạt động văn hóa theo định hướng; thu hút người dân tham gia vào các hoạt động tích cực; đấu tranh, ngăn chặn những âm mưu lợi dụng nhằm mục đích xấu của các thế lực thù địch. Qua đó góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, tiến bộ; đảm bảo cho sự phát triển hài hòa, bền vững của cộng đồng dân cư và xã hội.
Câu 17: Yêu cầu về nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng gồm những tiêu chí nào?
Trả lời: Nhà ở nông thôn phải bảo đảm "3 cứng" (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Tùy điều kiện thực tế, các nhà ở có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương, bảo đảm thời hạn sử dụng, phù hợp với tập quán, văn hoá và điều kiện của người dân tại địa phương.
Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.
Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi,...) phải được bố trí bảo đảm vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng vùng miền. Khuyến khích nhà ở dân cư nông thôn có tường rào, cổng ngõ xanh, sạch, đẹp (tường rào, cổng ngõ xây bằng bê tông, gạch hoặc tường rào mềm bằng cây xanh,...).
Câu 18: Nhân dân cần làm gì để góp phần cùng địa phương đạt chuẩn về Tiêu chí thu nhập?
Trả lời: Mục đích chính của xây dựng NTM chính là nâng cao thu nhập cho người dân. Vì vậy, mỗi người dân cần phải mạnh dạn đổi mới cách nghĩ, cách làm, quyết tâm vươn lên làm giàu một cách hợp pháp cho bản thân, gia đình và cũng chính là làm giàu cho xã hội; cần mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp, tham gia xuất khẩu lao động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, giá trị của sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại của dịch bệnh gây ra; đưa cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển các mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, nhân dân phải tích cực tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị....về chuyển giao các tiến bộ khoa học về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt theo hướng dẫn ngành chuyên môn cấp trên...
Câu 19: Thế nào là xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên?
Trả lời: Xã được công nhận đạt tiêu chí này khi có tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt từ 90% trở lên.
Để tạo việc làm thường xuyên cho người lao động, Trung tâm HTCĐ cần phối hợp với các ngành chức năng có kế hoạch đào tạo nghề cho người lao động, gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động. Hiện nay, phần lớn lao động ở nông thôn vẫn là lao động nông nghiệp, năng suất, giá trị lao động thấp.
Để đảm bảo có việc làm thường xuyên, ổn định, ngoài trách nhiệm của Đảng, nhà nước, nhân dân cần phải mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang các lĩnh vực dịch vụ khác như: kinh doanh, buôn bán, may mặc, nghề thủ công như cơ khí, sản xuất gạch không nung, mộc, xây dựng...
Câu 20: Thế nào là xã đạt tiêu chí văn hóa?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% số thôn trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" liên tục từ 03 năm trở lên.
Riêng năm 2021, xã đạt tiêu chí văn hoá khi có từ 70% số thôn trở lên đạt chuẩn "Thôn văn hoá" trong 2 năm liền (năm 2018 và năm 2021).
Hằng năm, UBND cấp huyện chỉ đạo việc đánh giá danh hiệu "Thôn văn hóa" và quyết định công nhận thôn đạt danh hiệu "Thôn Văn hóa"; công bố và báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh danh sách các thôn trên địa bàn được công nhận và giữ vững danh hiệu "Thôn văn hóa" để làm cơ sở cho việc xét, công nhận đạt chuẩn tiêu chí văn hóa.
Để cùng địa phương thực hiện tiêu chí này, nhân dân phải tích cực tham gia thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với phong trào"chung sức xây dựng nông thôn mới", bao gồm các nội dung thi đua: sản xuất, kinh doanh giỏi, xóa đói, giảm nghèo, "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền", "nuôi con khỏe, dạy con ngoan", "gia đình, dòng họ hiếu học" ...Các gia đình thường xuyên nhắc nhở các thành viên chăm lo xây dựng gia đình hòa thuận; đoàn kết tương trợ trong cộng đồng; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống kỷ cương, giao tiếp ứng xử lễ phép, gương mẫu chấp hành quy ước, hương ước của địa phương. Từ đó, các giá trị văn hóa truyền thống được đề cao phát huy, nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Xây dựng gia đình văn hóa trong xây dựng nông thôn mới là sự vun bồi cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại, làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân. Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Sự quyết tâm, đồng thuận ấy sẽ giúp phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn.
Câu 21: Thế nào là xã đạt tiêu chí môi trường?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu:
Một là, tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%.
Hai là, 90% cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn có hồ sơ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận (10% còn lại tuy có vi phạm nhưng đang khắc phục).
Ba là, đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường. Cụ thể là: đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp; không được lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; trên 90% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội;
Bốn là, nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. Nghĩa trang nhân dân nằm trong quy hoạch xây dựng NTM được UBND cấp huyện phê duyệt; có quy chế quản lý nghĩa trang; việc chôn cất được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán tốt, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh hiện đại;
Năm là, chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định. Nhà vệ sinh, nhà tắm hộ gia đình đạt tiêu chuẩn quy định, có hệ thống tiêu thoát bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước xung quanh. Mỗi khu dân cư tập trung của thôn, xã phải có hệ thống cống, rãnh tiêu thoát nước thải, thường xuyên được khơi thông, không gây ứ đọng, mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Xã có hợp tác xã hoặc tổ dịch vụ vệ sinh môi trường hoặc ký hợp đồng với tổ chức, các nhân có chức năng thu gom, xử lý chất thải định kỳ; tổ chức thu gom, xử lý rác thải theo quy định; có bãi tập kết, chôn lấp rác thải hoặc lò đốt tập trung theo quy mô xã, liên xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, quản lý, sử dụng hiệu quả.
Câu 22: Nhân dân cần làm gì để thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải tại nhà?
Trả lời: Rác thải trong sinh hoạt có 2 loại: rác thải hữu cơ và rác thải vô cơ.
- Rác thải hữu cơ: là những rác thải có nguồn gốc từ sinh vật, chúng nhanh phân hủy trong môi trường như cây cỏ, thức ăn thừa, xác động thực vật...
- Rác thải vô cơ: là những rác thải không thể phân hủy hoặc khó phân hủy trong môi trường như: giấy, vỏ nhựa, thủy tinh, kim loại, cát, sạn...
Để thu gom, xử lý tốt rác thải tại nhà, mỗi gia đình cần phải có 2 giỏ đựng rác khác màu, một giỏ đựng rác thải hữu cơ và một giỏ đựng rác thải vô cơ.
Vì chất thải hữu cơ mau phân hủy, gây hôi thối nên hàng ngày phải đưa giỏ đựng rác thải hữu cơ vào hố chôn tại chỗ trong vườn nhà. Hố chôn phải có nắp đậy kín để nước không chảy vào, mùi hôi không bay ra. Rác thải trong hố chôn sau thời gian sẽ phân hủy hoàn toàn, sử dụng làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây trồng, tiết kiệm chi phí trong sản xuất.
Đối với giỏ đựng rác thải vô cơ, khi rác đầy giỏ thì bà con có thể phân làm 2 loại: Các loại giấy, nhựa, kim loại...dùng để bán phế liệu, các loại còn lại như thủy tinh, đá sạn... thi thu gom để ở nơi quy định trong vườn nhà.
Xã hội càng phát triển, lượng rác thải càng nhiều, là mối đe dọa thực sự đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy việc thu gom, xử lý rác thải tại gia đình, nơi sản xuất là việc làm thường xuyên, có ý nghĩa quyết định nhằm bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta và cũng chính là góp phần cùng địa phương đạt chuẩn về tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
Câu 23: Thế nào là xã đạt chuẩn về tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới?
Trả lời: Xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội khi đạt 04 chỉ tiêu sau:
Một là, Không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền; phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật; khiếu kiện đông người kéo dài. Chỉ tiêu này được hiểu như sau:
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động chống Đảng, chính quyền có nhĩa là: những hành vi được thể hiện bằng lời nói, hành động đi ngược lại đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chống lại chính quyền nhân dân, vi phạm Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có lời nói, viết: Đòi xóa bỏ chế độ XHCN tại Việt Nam, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đòi đa nguyên, đa đảng, tuyên truyền phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc, chính sách đoàn kết tôn giáo, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước ta. Có hành động: Tập hợp lực lượng thành lập tổ chức chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, biểu tình trái pháp luật, hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân, tiến hành hoạt động thu thập tin tức tình báo, gián điệp, tiến hành khủng bố, phá hoại,...
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động phá hoại kinh tế, nghĩa là: Phá hoại chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của Đảng, Nhà nước và của địa phương; phá hoại các công trình, mục tiêu về an ninh - quốc phòng trên địa bàn; phá hoại cơ sở, vật chất hạ tầng kỹ thuật như: Cầu cống, hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, truyền thông,...; phá hoại các cơ sở vật chất, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể như: Các di tích lịch sử, đình chùa, miếu mạo, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa; lễ hội, các phong tục tốt đẹp của dân tộc,...
- Tổ chức, cá nhân có hoạt động truyền đạo trái pháp luật, nghĩa là: hành vi tuyên truyền, phát triển tôn giáo trái với chủ trương, chính sách của Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam về tôn giáo; đối tượng có hoạt động tôn giáo trái phép là tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân người nước ngoài tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam.
- Khiếu kiện đông người kéo dài, nghĩa là: việc lôi kéo tụ tập nhiều người cùng đến cơ quan, trụ sở doanh nghiệp hoặc cá nhân để đưa đơn thư khiếu nại, tố cáo yêu cầu giải quyết một hoặc nhiều vấn đề về quyền lợi bị vi phạm hay có liên quan đến thực thi chính sách, pháp luật gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, các vụ việc này thường dây dưa kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm. Nếu không được giải quyết hợp lý, dứt điểm các vụ khiếu kiện đông người có thể trở thành "điểm nóng" phức tạp về an ninh trật tự.
Hai là, Không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội và không phát sinh thêm người mắc các tệ nạn xã hội trên địa bàn. Chỉ tiêu này được hiểu là:
- Tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội: Tại khu vực đó bọn tội phạm hoạt động liên tục trong một thời gian dài, có thể nhiều loại tội phạm cùng hoạt động như trộm cắp, cướp giật, gây rối trật tự công cộng, bảo kê,... coi thường kỷ cương pháp luật, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự tại địa phương, nếu không có sự ra tay quyết liệt của các cơ quan chức năng thì không thể giải quyết ổn định tình hình.
- Tệ nạn xã hội: Là các hiện tượng xã hội có tính phổ biến, lan truyền, biểu hiện bằng hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Tệ nạn xã hội như: Mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín,...
Ba là, Trên 70% số thôn được công nhận đạt chuẩn an ninh, trật tự.
Chủ tịch UBND cấp xã có quyết định công nhận thôn đạt tiêu chuẩn "An toàn về an ninh, trật tự".
Bốn là, Hằng năm công an xã đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên.
Trong bộ tiêu chí quốc gia về NTM, 19 tiêu chí đều có mối quan hệ khắng khít và tác động qua lại lẫn nhau. Để đạt chuẩn bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới cần có sự đồng lòng, vào cuộc của nhân dân và của cả hệ thống chính trị; trong đó nhân dân là nòng cốt, là chủ thể có vai trò quyết định. Tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Cẩm Yên quyết tâm xây dựng thành công xã nông thôn mới, xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp./.
B. NHỮNG VIỆC TRỌNG TÂM CẦN TẬP TRUNG THỰC HIỆN
I. ĐỐI VỚI CÁC THÔN TRONG XÃ:
1. Công tác tuyên truyền: Cán bộ từ Ban chấp hành chi ủy, các đoàn thể, các tổ an ninh xã hội cần nắm rõ nội dung cần thực hiện trong xây dựng nông thôn mới để tuyên truyền đến hội viên và toàn thể nhân dân thực hiện.
2. Công tác phân công: Phân công cán bộ đảng viên, cán bộ đoàn thể phụ trách đến từng hộ, tuyên truyền chủ trương, những nhiệm vụ cần làm. (Thực hiện trong tháng 11/2020).
3. Nhà văn hóa thôn: Tu sửa nhà văn hóa: sơn hoặc ve; ghế ngồi; cụm tin tuyên truyền; tường rào; kẻ vẽ sân thể thao). (Thực hiện trong tháng 12/2020).
4. Nhà ở nhân dân: Phấn đấu xây dựng mới hoặc tu sửa, bố trí hợp lý, luôn vệ sinh sạch sẽ, xắp xếp đồ đạc gọn gàng.
5. Công trình phụ: Nhà vệ sinh khuyến khích xây dựng bồn dội nước; Nước thải sinh hoạt không để chảy tràn ra vườn mà xây bể thu gom tự thấm hoặc dùng cống giếng có nắp đậy.
6. Xử lý rác thải: Mỗi hộ có 1 lò đốt rác diện tích tối thiểu 0,8m2, chiều cao tối thiểu 0,8m để thu rác thải có thể đốt như: túi bóng ni lông, hộp sữa, đồ nhựa, giấy vụn. Và phân được rác thải có thể phân hủy để chôn lấp (như thức ăn, thực phẩm dư thừa, rau củ quả dư thừa…), thu gom để gọn gàng chất thải có thể tái chế như: chai lọ bằng nhựa, các dụng vật dụng bằng kim loại như sắt thép các loại máy móc hư hỏng.
7. Vườn hộ và bờ rào: Quy hoạch vị trí trồng rau, vị trí trồng cây ăn quả không để vườn tạp hoang hóa; Bờ rào xây gạch hoặc trồng cây rào bằng cây được cắt tỉa (các hộ liền kề nên xây, làm thống nhất đảm bảo thẩm mỹ, có báo cáo với thôn, không lấn chiếm hành lang đường, xây làm sau nên nêu cao trách nhiệm chung là hiến đất mở rộng tối thiểu đường rộng 7m.
(Phần việc này tuyên truyền vận động thực hiện từ nay (tháng 11/2020), hoàn thành chậm nhất (tháng 5/2021). Cán bộ đảng viên, cán bộ các đoàn thể, tổ trưởng tổ phó tổ ANXH gương mẫu làm trước.
8. Đường điện thắp sáng: Vận động các tổ ANXH, nhóm hộ làm đường điện thắp sáng các thôn còn lại (tập trung thôn 102b cũ, thôn Trâm Lụt). (Thực hiện từ tháng 12/2020 đến trước tết nguyên đán).
9. Làm đường giao thông: (bê tông đã đăng ký) xong trước 25/12/2020; Phát dọn hành lang đường; tuyên truyền hiến đất mở rộng đường giao thông liên thôn, ngõ xóm.
10. Đường hoa cây cảnh: Tuyên truyền vận động các hộ dọc đường trục chính trong thôn trồng hoa, bồn hoa trước nhà. Huy động hội viên các đoàn thể trồng hoa, làm đường hoa khu nhà văn hóa, đường trục chính của thôn. (Thời gian thực hiện từ tháng 12, thời gian cao điểm sau tết nguyên đán vào tháng 1 âm lịch).
II. NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ HOÀN THIỆN THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CỦA XÃ:
1. Tu sửa Đài tưởng niệm ghi tên các liệt sỹ xã.
2. Kè bờ Sông Mã 230m chiều dài khu vực trường Mầm non (hoàn thành trong tháng 4/2021).
3. Xây dựng công sở xã (dự kiến hoàn thành tháng 11/2021).
4. Xây dựng sân vận động trung tâm văn hóa xã (dự kiến hoàn thành tháng 8/2021).
5. Quy hoạch, xây dựng bãi chôn lấp rác thải tập trung (dự kiến hoàn thành tháng 5/2021).
6. Làm cổng trào qua đường 518B (5 cổng dự kiến hoàn thành trước tháng 9/2021).
7. Xây dựng tuyến đường 200m chiều dài vào vị công sở mới.
8. Hoàn thiện hồ sơ các tiêu chí đề nghị Ban điều phối NTM của tỉnh thẩm định (tháng 8/2021)./.
| Vũ Văn Chuyền – Phó Ban chỉ đạo, Trưởng Ban quản lý xây dựng NTM xã Cẩm Yên
|
Tin khác
Tin nóng

Tin mới
Tin mới
-
LỊCH LÀM VIỆC Của lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên (từ ngày 21/4/2025 đến ngày 25/4/2025)
22/04/2025 -
Hội đồng nhân dân xã Cẩm Yên tổ chức kỳ họp thứ 12 HĐND xã Khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026 (Kỳ họp chuyên đề)
21/04/2025 -
THỰC HIỆN NỘI DUNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ PHƯƠNG ÁN SẮP XẾP ĐVHC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẨM THỦY.
21/04/2025 -
Tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, công tác phòng chống maithuy, bảo đảm Trật tự ATGT, và phòng chống đuối nước tại trường TH&THCS xã Cẩm Yên
21/04/2025 -
UBND xã Cẩm Yên tổ chức hội nghị triển khai thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
21/04/2025
