Ý kiến thăm dò
Thanh Hoá coi trọng chuyển đổi số vì đó là thời đại
Thanh Hóa là một trong số ít các địa phương ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số từ rất sớm.
Từ Nghị quyết đến hành động
Nhận thức rõ vai trò của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thanh Hóa cũng là một trong số ít tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số từ rất sớm, đồng thời xem đây là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong giai đoạn tới.
Thanh Hoá đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.
Chia sẻ với NNVN, ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đánh giá, đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng để cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột chính.
Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu chung là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số.
Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền số; hình thành, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao là nền tảng cho phát triển kinh tế số; xã hội số văn minh, hiện đại, an toàn”.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành, công khai, minh bạch các hoạt động; phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Với quyết tâm đó, 9 tháng đầu năm 2022, công tác chuyển đổi số ở Thanh Hóa đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Theo đó, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống đạt 1.525.644 lượt văn bản, số văn bản gửi đi trên hệ thống là 617.936 văn bản, tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,7%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99%, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.
Đã có 14.037 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 97%; có 1.138 hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử chiếm 98%; có 1.306.281 hóa đơn điện tử đã được sử dụng và truyền về cơ quan Thuế…
Có 27/27 bệnh viện tuyến huyện đã kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương. 100% các bệnh viện công lập triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện công lập đã triển khai hóa đơn điện tử; triển khai phần mềm quản lý nhà thuốc đến hơn 765 nhà thuốc kết nối với cổng dược Quốc gia nhằm quản lý, kê đơn bán thuốc trong ngành y tế...
Mới đây (tháng 8/2002), Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số DTI cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh năm 2021. Theo đó, Thanh Hóa xếp thứ 12/63, tăng 3 bậc so với năm 2020.
Về chính quyền số, Thanh Hóa xếp thứ 12, kinh tế số xếp thứ 22, xã hội số xếp thứ 12.
Ông Quyết đánh giá, kết quả bước đầu về công tác chuyển đổi số ở Thanh Hóa thể hiện quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Quan trọng vẫn là người đứng đầu
Chuyển đổi số không chỉ là sự thay đổi về công nghệ, mà còn là sự thay đổi tư duy sáng tạo của lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, xã hội, người dân trong thời đại 4.0.
Xét ở một vài khía cạnh, tỉnh Thanh Hóa đang thực sự đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thể chế, làm tiền đề để thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân thích nghi và đóng góp vào công cuộc phát triển nền kinh tế số, xã hội số, xây dựng đô thị thông minh…
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết chia sẻ, muốn có chính quyền số, kinh tế số, xã hội số phải chuyển từ hình thức hoạt động thủ công truyền thống, sang ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
Để làm được như vậy, người đứng đầu cần thay đổi nhận thức và tư duy, để dẫn dắt người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện tích cực các giải pháp chuyển đổi số. Đây cũng là tiền đề để hướng đến phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa" được tổ chức tháng 5/2022.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân phải xem chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và vì tiến bộ xã hội.
Thanh Hóa coi chuyển đổi số là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành, các đơn vị. Việc chuyển đổi số ở Thanh Hóa đang được thực hiện theo đúng lộ trình và kế hoạch đặt ra.
Ông Đỗ Hữu Quyết cho biết thêm, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% trở lên trong GRDP của tỉnh. Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 80% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế; 100% các huyện, thị xã, thành phố và 80% trở lên các xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa...
Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Quyết cho rằng, vấn đề ra đặt hiện nay là đầu tư phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu…, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó là xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu để phục vụ chuyển đổi số. Khi đã có cơ sở dữ liệu rồi phải xây dựng các quy định khung để khơi thông dòng chảy, chia sẻ dữ liệu để doanh nghiệp và người dân được thụ hưởng thành quả từ chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về cần thiết của chuyển đổi số...
(Nguồn từ chuyển đổi số tỉnh thanh hoá)
Tin cùng chuyên mục
-
Hướng dẫn mua bán trên sàn thương mại điện tử Vo So
17/09/2024 14:22:50 -
Tổ chức Tập huấn triển khai, hướng dẫn sử dụng hợp đồng điện tử cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã Cẩm Yên năm 2024.
07/08/2024 07:49:52 -
Tổ chức hội nghị 6 tháng đầu năm 2024 về công tác Chuyển đổi số trên địa bàn xã Cẩm Yên
06/08/2024 17:49:33 -
VỀ TẮT SÓNG 2G VÀ PHỔ CẬP ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH
29/07/2024 09:51:48
Thanh Hoá coi trọng chuyển đổi số vì đó là thời đại
Thanh Hóa là một trong số ít các địa phương ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số từ rất sớm.
Từ Nghị quyết đến hành động
Nhận thức rõ vai trò của việc chuyển đổi số đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Thanh Hóa cũng là một trong số ít tỉnh, thành phố trên cả nước ban hành Nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số từ rất sớm, đồng thời xem đây là nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong giai đoạn tới.
Thanh Hoá đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số. Đến năm 2030 tiếp tục trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số và trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chính quyền số.
Chia sẻ với NNVN, ông Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đánh giá, đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng để cả hệ thống chính trị chung sức thực hiện chuyển đổi số với 3 trụ cột chính.
Phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Mục tiêu chung là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; phương thức sống, làm việc của người dân trên môi trường số.
Ứng dụng CNTT nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền số; hình thành, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số có quy mô lớn, sức cạnh tranh cao là nền tảng cho phát triển kinh tế số; xã hội số văn minh, hiện đại, an toàn”.
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chỉ đạo, điều hành, công khai, minh bạch các hoạt động; phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Với quyết tâm đó, 9 tháng đầu năm 2022, công tác chuyển đổi số ở Thanh Hóa đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.
Theo đó, 100% cán bộ, công chức ở Thanh Hóa thực hiện tiếp nhận, xử lý văn bản và hồ sơ công việc trên môi trường mạng.
Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống đạt 1.525.644 lượt văn bản, số văn bản gửi đi trên hệ thống là 617.936 văn bản, tỷ lệ ký số cá nhân đạt 98,7%, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 99%, giúp cho hoạt động của các cơ quan, đơn vị được công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.
Đã có 14.037 doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử đạt 97%; có 1.138 hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử chiếm 98%; có 1.306.281 hóa đơn điện tử đã được sử dụng và truyền về cơ quan Thuế…
Có 27/27 bệnh viện tuyến huyện đã kết nối hệ thống khám chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương. 100% các bệnh viện công lập triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện công lập đã triển khai hóa đơn điện tử; triển khai phần mềm quản lý nhà thuốc đến hơn 765 nhà thuốc kết nối với cổng dược Quốc gia nhằm quản lý, kê đơn bán thuốc trong ngành y tế...
Mới đây (tháng 8/2002), Bộ Thông tin và Truyền thông đã công bố Bảng xếp hạng chỉ số chuyển đổi số DTI cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh năm 2021. Theo đó, Thanh Hóa xếp thứ 12/63, tăng 3 bậc so với năm 2020.
Về chính quyền số, Thanh Hóa xếp thứ 12, kinh tế số xếp thứ 22, xã hội số xếp thứ 12.
Ông Quyết đánh giá, kết quả bước đầu về công tác chuyển đổi số ở Thanh Hóa thể hiện quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự tham gia tích cực của người dân và doanh nghiệp là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Quan trọng vẫn là người đứng đầu
Chuyển đổi số không chỉ là sự thay đổi về công nghệ, mà còn là sự thay đổi tư duy sáng tạo của lãnh đạo các địa phương, doanh nghiệp, xã hội, người dân trong thời đại 4.0.
Xét ở một vài khía cạnh, tỉnh Thanh Hóa đang thực sự đóng vai trò dẫn dắt, tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin để cải cách thể chế, làm tiền đề để thúc đẩy các doanh nghiệp, người dân thích nghi và đóng góp vào công cuộc phát triển nền kinh tế số, xã hội số, xây dựng đô thị thông minh…
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa Đỗ Hữu Quyết chia sẻ, muốn có chính quyền số, kinh tế số, xã hội số phải chuyển từ hình thức hoạt động thủ công truyền thống, sang ứng dụng công nghệ thông tin, giảm chi phí nâng cao năng suất lao động, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền.
Để làm được như vậy, người đứng đầu cần thay đổi nhận thức và tư duy, để dẫn dắt người dân và doanh nghiệp tham gia thực hiện tích cực các giải pháp chuyển đổi số. Đây cũng là tiền đề để hướng đến phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa" được tổ chức tháng 5/2022.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp, người dân phải xem chuyển đổi số là một nhiệm vụ quan trọng đối với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và vì tiến bộ xã hội.
Thanh Hóa coi chuyển đổi số là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành, các đơn vị. Việc chuyển đổi số ở Thanh Hóa đang được thực hiện theo đúng lộ trình và kế hoạch đặt ra.
Ông Đỗ Hữu Quyết cho biết thêm, Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2030, kinh tế số chiếm 30% trở lên trong GRDP của tỉnh. Doanh nghiệp chuyển đổi số chiếm 80% trở lên tổng số doanh nghiệp có phát sinh thuế; 100% các huyện, thị xã, thành phố và 80% trở lên các xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số, theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa...
Để đạt được mục tiêu đề ra, ông Quyết cho rằng, vấn đề ra đặt hiện nay là đầu tư phát triển mạnh hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu…, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.
Cùng với đó là xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu để phục vụ chuyển đổi số. Khi đã có cơ sở dữ liệu rồi phải xây dựng các quy định khung để khơi thông dòng chảy, chia sẻ dữ liệu để doanh nghiệp và người dân được thụ hưởng thành quả từ chuyển đổi số.
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về cần thiết của chuyển đổi số...
(Nguồn từ chuyển đổi số tỉnh thanh hoá)
Tin khác
Tin nóng
Tin mới
Tin mới
-
ĐẢNG BỘ CẨM YÊN KỶ NIÊM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ
13/11/2024 -
Công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Thương mại, Tài sản kết cấu hạ tầng chợ
15/10/2024 -
THÔNG BÁO Về việc Niêm yết công khai số liệu và thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu - chi ngân sách xã Cẩm Yên quý III năm 2024
15/10/2024 -
LỊCH LÀM VIỆC Của lãnh đạo UBND xã Cẩm Yên (từ ngày 14/10/2024 đến ngày 18/10/2024)
15/10/2024 -
thông báo thực hiện "ngày chủ nhật cùng dân" ngày 13/10/2024
09/10/2024